Bảo mẫu người Séc chăm trẻ em Việt Nam
Ngày đăng: 12/02/2012 - 14:00:33
Cứ hai trẻ em Việt Nam có một em được trông nom bởi bà bảo mẫu người Séc và các phụ nữ đó đã giúp cho thế hệ trẻ người Việt Nam sống tại Cộng hòa Séc hòa nhập tốt hơn vào xã hội nước này...
Báo điện tử iHned của Cộng hòa Séc vừa đăng bài báo nhan đề "Gần một nửa trẻ em Việt Nam sống ở Séc có "bà” người Séc” của tác giả viết về một khía cạnh thú vị trong đời sống của trẻ em người Việt Nam tại nước này. Tác giả cho biết, theo ước lượng không chính thức, cứ hai trẻ em Việt Nam có một em được trông nom bởi bà bảo mẫu người Séc và các phụ nữ đó đã giúp cho thế hệ trẻ người Việt Nam sống tại Cộng hòa Séc hòa nhập tốt hơn vào xã hội nước này nhưng cũng có thể khiến chúng rời xa cha mẹ hơn.
Bà bảo mẫu Marie Maslowska cùng cháu Vu Tien Duong trong nhà bếp.
Bà Ruzena Kopackova, năm nay 67 tuổi, là một trong những bà bảo mẫu như vậy. Bà Kopackova đến với nghề trông trẻ Việt Nam một cách tình cờ. Bà kể, bà thường đi mua bánh mì, bơ, sữa tại một quầy thực phẩm của người Việt ở góc phố. Một hôm, ngoài hàng hóa vừa mua bà đem về một cặp trẻ sinh đôi mới vài tuần tuổi. Bà kể: "Mẹ chúng làm việc từ sáng đến tối tại cửa hàng nên không có thời gian chăm sóc chúng. Dù chỉ mới quen biết sơ sơ nhưng cô ấy đã thuyết phục tôi chăm sóc bọn nhỏ”. Thế là cách đây 6 năm bà đã có những đứa cháu Việt Nam đầu tiên.
Mức thù lao cho các bà bảo mẫu người Séc khi họ trông trẻ Việt Nam là 7000 korun mỗi tháng, nghĩa là khoảng 250 korun mỗi ngày. Những đứa trẻ Việt Nam có thể ở với các bà trông trẻ vài giờ sau khi tan học hoặc hoặc cả ngày. Cô bé Trinh Thuy Duong, 23 tuổi, ở thành phố Teplice nhớ lại: "Tôi và em trai sống với bà Marta từ lúc tôi 9 tuổi trong khoảng thời gian 4 năm và nhiều khi chúng tôi không muốn về nhà vào dịp cuối tuần”. Để có thể sang Cộng hòa Séc, cha mẹ cô đã mắc nợ rất nhiều và vì thế họ phải dành hết thời gian cho công việc. Và vì không muốn các con phải ở cùng của mình cả ngày trong giá lạnh, họ đã tìm cho chúng một bà trông trẻ người Séc. Ban đầu Trinh Thuy Duong gọi bà là cô, nhưng vì lũ trẻ cùng tuổi gọi bà là babicka ( bà) nên cô cũng gọi như vậy. Vì cô đã xa bà ruột cách đây đã 8 năm, trước khi rời Việt Nam, lại chỉ sống với bà có vài ngày nên mặc dù yêu mến bà ruột nhưng cô vẫn thân thiết với bà Marta hơn. Cô sinh viên kinh tế nói: "Cô hài lòng vì đã lớn lên giữa hai nền văn hóa khác nhau”. Cô cũng cho biết, ít nhất một nửa trẻ em ở Teplice cũng sống với bà bảo mẫu người Séc như cô.
Nhưng giao phó con mình cho các bà trông trẻ người Séc cũng khiến những người Việt Nam gặp bất lợi. Đó là, con cái họ sau đó không biết tiếng Việt và không thấm nhuần được nền văn hóa Việt Nam. Nguyen Thao Hien, cô gái 17 tuổi ở Praha cho biết: "Có lúc mẹ tôi lấy làm tiếc vì tôi đã quá thân thiết với người bà Séc của mình. Không chỉ có vậy, hồi lên 9 tuổi tôi còn không biết tiếng Việt. Nguyen Thao Hien đã sống với bà bảo mẫu người Séc từ khi mới 3 tháng tuổi đến năm 9 tuổi. Sau đó, khi trở về sống với bố mẹ, cô đã khóc rất lâu và cô đã bí mật trở về gặp bà Jirina cho dù cha mẹ cô không đồng ý. Mối quan hệ giữa cô và cha mẹ trở nên phức tạp vì cô không thạo tiếng Việt.
Khi bà Marie Maslowska trông những đứa trẻ Việt Nam, ranh giới giữa dịch vụ trả tiền và quan hệ cá nhân bị xóa bỏ. Các gia đình giúp đỡ nhau và thường xuyên tới thăm nhà nhau. Cô gái Việt có cái tên Séc là Zuzana nói, cô rất thích ngủ tại nhà bà vì trong phòng nhà bà có lò sưởi và thiên nhiên thì tỏa mùi hương.
Các gia đình Séc không chỉ dạy cho trẻ em Việt Nam nấu các món ăn Séc như knedlíky và guláš mà còn đưa chúng đi tham quan, đến nghỉ tại các ngôi nhà ở nông thôn và giúp chúng học tập. Cô gái Truong My Ngoc, 15 tuổi, từng sống 3 năm với một gia đình người Séc ở Sibrine kể rằng, vào dịp tháng giêng cô thường cùng gia đình bà bảo mẫu đi trượt tuyết. Theo lời cô, nếu không có ông Séc, cô sẽ không biết trượt băng, không biết trượt tuyết, thậm chí cũng chẳng biết đi xe đạp. Cho đến nay quan hệ giữa cô và gia đình bà bảo mẫu vẫn nồng ấm. Mỗi khi cần điều gì đó, cô lại gọi điện cho bà hoặc cho ông.
Một trong những lý do khiến các bậc cha mẹ người Séc thuê các bà bảo mẫu Séc trông nom con mình là để chúng được sống trong môi trường Séc và chúng sẽ làm được những gì mà những đứa trẻ Séc làm. Anh Nguyên Phuong Vien, một người Việt 42 tuổi, cho biết hai vợ chồng anh bận làm việc suốt ngày nên con trai anh sống cùng bà bảo mẫu Lida và cậu bé đã hấp thụ từ bà nền văn hóa Séc. Anh hy vọng rằng, rồi đến một lúc nào đó, con trai anh sẽ tìm về với gốc gác Việt Nam của mình nếu nó còn khao khát.
Bà bảo mẫu Marie Maslowska cùng cháu Vu Tien Duong trong nhà bếp.
Bà Ruzena Kopackova, năm nay 67 tuổi, là một trong những bà bảo mẫu như vậy. Bà Kopackova đến với nghề trông trẻ Việt Nam một cách tình cờ. Bà kể, bà thường đi mua bánh mì, bơ, sữa tại một quầy thực phẩm của người Việt ở góc phố. Một hôm, ngoài hàng hóa vừa mua bà đem về một cặp trẻ sinh đôi mới vài tuần tuổi. Bà kể: "Mẹ chúng làm việc từ sáng đến tối tại cửa hàng nên không có thời gian chăm sóc chúng. Dù chỉ mới quen biết sơ sơ nhưng cô ấy đã thuyết phục tôi chăm sóc bọn nhỏ”. Thế là cách đây 6 năm bà đã có những đứa cháu Việt Nam đầu tiên.
Mức thù lao cho các bà bảo mẫu người Séc khi họ trông trẻ Việt Nam là 7000 korun mỗi tháng, nghĩa là khoảng 250 korun mỗi ngày. Những đứa trẻ Việt Nam có thể ở với các bà trông trẻ vài giờ sau khi tan học hoặc hoặc cả ngày. Cô bé Trinh Thuy Duong, 23 tuổi, ở thành phố Teplice nhớ lại: "Tôi và em trai sống với bà Marta từ lúc tôi 9 tuổi trong khoảng thời gian 4 năm và nhiều khi chúng tôi không muốn về nhà vào dịp cuối tuần”. Để có thể sang Cộng hòa Séc, cha mẹ cô đã mắc nợ rất nhiều và vì thế họ phải dành hết thời gian cho công việc. Và vì không muốn các con phải ở cùng của mình cả ngày trong giá lạnh, họ đã tìm cho chúng một bà trông trẻ người Séc. Ban đầu Trinh Thuy Duong gọi bà là cô, nhưng vì lũ trẻ cùng tuổi gọi bà là babicka ( bà) nên cô cũng gọi như vậy. Vì cô đã xa bà ruột cách đây đã 8 năm, trước khi rời Việt Nam, lại chỉ sống với bà có vài ngày nên mặc dù yêu mến bà ruột nhưng cô vẫn thân thiết với bà Marta hơn. Cô sinh viên kinh tế nói: "Cô hài lòng vì đã lớn lên giữa hai nền văn hóa khác nhau”. Cô cũng cho biết, ít nhất một nửa trẻ em ở Teplice cũng sống với bà bảo mẫu người Séc như cô.
Nhưng giao phó con mình cho các bà trông trẻ người Séc cũng khiến những người Việt Nam gặp bất lợi. Đó là, con cái họ sau đó không biết tiếng Việt và không thấm nhuần được nền văn hóa Việt Nam. Nguyen Thao Hien, cô gái 17 tuổi ở Praha cho biết: "Có lúc mẹ tôi lấy làm tiếc vì tôi đã quá thân thiết với người bà Séc của mình. Không chỉ có vậy, hồi lên 9 tuổi tôi còn không biết tiếng Việt. Nguyen Thao Hien đã sống với bà bảo mẫu người Séc từ khi mới 3 tháng tuổi đến năm 9 tuổi. Sau đó, khi trở về sống với bố mẹ, cô đã khóc rất lâu và cô đã bí mật trở về gặp bà Jirina cho dù cha mẹ cô không đồng ý. Mối quan hệ giữa cô và cha mẹ trở nên phức tạp vì cô không thạo tiếng Việt.
Khi bà Marie Maslowska trông những đứa trẻ Việt Nam, ranh giới giữa dịch vụ trả tiền và quan hệ cá nhân bị xóa bỏ. Các gia đình giúp đỡ nhau và thường xuyên tới thăm nhà nhau. Cô gái Việt có cái tên Séc là Zuzana nói, cô rất thích ngủ tại nhà bà vì trong phòng nhà bà có lò sưởi và thiên nhiên thì tỏa mùi hương.
Các gia đình Séc không chỉ dạy cho trẻ em Việt Nam nấu các món ăn Séc như knedlíky và guláš mà còn đưa chúng đi tham quan, đến nghỉ tại các ngôi nhà ở nông thôn và giúp chúng học tập. Cô gái Truong My Ngoc, 15 tuổi, từng sống 3 năm với một gia đình người Séc ở Sibrine kể rằng, vào dịp tháng giêng cô thường cùng gia đình bà bảo mẫu đi trượt tuyết. Theo lời cô, nếu không có ông Séc, cô sẽ không biết trượt băng, không biết trượt tuyết, thậm chí cũng chẳng biết đi xe đạp. Cho đến nay quan hệ giữa cô và gia đình bà bảo mẫu vẫn nồng ấm. Mỗi khi cần điều gì đó, cô lại gọi điện cho bà hoặc cho ông.
Một trong những lý do khiến các bậc cha mẹ người Séc thuê các bà bảo mẫu Séc trông nom con mình là để chúng được sống trong môi trường Séc và chúng sẽ làm được những gì mà những đứa trẻ Séc làm. Anh Nguyên Phuong Vien, một người Việt 42 tuổi, cho biết hai vợ chồng anh bận làm việc suốt ngày nên con trai anh sống cùng bà bảo mẫu Lida và cậu bé đã hấp thụ từ bà nền văn hóa Séc. Anh hy vọng rằng, rồi đến một lúc nào đó, con trai anh sẽ tìm về với gốc gác Việt Nam của mình nếu nó còn khao khát.
Nguồn tin: Đại Đoàn Kết
Các tin khác:
- Đa số người dân Séc đồng ý trở thành thành viên của NATO(20/04/2022 - 19:23:41)
- Chính phủ mới của Thủ tướng Petr Fiala tuyên thệ nhậm chức(18/12/2021 - 19:08:15)
- Chủ tịch đảng Dân chủ Công dân Petr Fiala trở thành Thủ tướng Séc(29/11/2021 - 14:58:58)
- Praha là thành phố tốt nhất châu Âu cho số hóa và làm việc trực tuyến(10/11/2021 - 09:26:26)
- Barbora Krejcikova lần đầu tiên vô địch đơn nữ Roland Garros(13/06/2021 - 14:46:15)
- Chuyên gia Séc đánh giá cao năng lực của ban lãnh đạo mới tại Việt Nam(09/04/2021 - 00:00:00)
- CH Séc kỳ vọng vào những bước phát triển mới trong quan hệ Séc-Việt(07/04/2021 - 08:30:49)
- Séc gia hạn tình trạng khẩn cấp đến 11/4 nhưng sẽ nới lỏng trong lễ phục sinh(27/03/2021 - 15:47:23)
- Thủ tướng Séc là người đầu tiên được tiêm vaccine Covid-19(27/12/2020 - 00:00:00)
- Cộng hòa Séc dẫn đầu châu Âu về tỷ lệ lây nhiễm và tử vong do Covid-19(30/10/2020 - 09:26:33)