Ngày đăng: 19/02/2015 - 09:05:09
Tính đến nay, Phương ở Czech đã 4 năm. Từng đấy thời gian, Phương chưa một lần về quê ăn Tết cùng gia đình. Phương bảo, là con gái, những ngày Tết sum vầy, mình lại sống xa quê, nghĩ tủi thân.
Trong ký ức của cô gái Hà Nội này, tối 30 Tết, cả gia đình lại đến cửa Lăng Bác Hồ để thắp hương. Sau khi thưởng thức màn pháo hoa chào mừng năm mới, cả nhà lại đi lễ chùa.
Ngày đầu năm mới trong hồi ức của Phương là bữa cơm ấm cúng đầu năm bên gia đình. “Đấy là nỗi nhớ da diết”, Phương tâm sự.
Kể về đêm giao thừa đầu tiên ở Czech, Phương bảo, do Czech và Việt Nam chênh lệch nhau 6 tiếng đồng hồ, nên khi Việt Nam đang chuẩn bị đón giao thừa thì Phương đang phải bận bịu với công việc trong phòng thí nghiệm.
Cái Tết đầu tiên của Phương trên đất Czech tổ chức trong ký túc xá với 4-5 nghiên cứu sinh người Việt. Cùng chung hoàn cảnh xa quê, mọi người cùng bàn nhau đến Trung tâm Thương mại Sapa sắm Tết.
Tết của Phương và các bạn lần đầu ở trong ký túc xá cũng bánh chưng, nem, mứt…. Khi sum vầy, mọi người lại chụp ảnh, gọi điện về nhà. “Lúc đó gọi điện về nhà chỉ muốn trào nước mắt, nhưng mình cố kìm nén để mọi người trong nhà được yên tâm”, Phương giãi bày.
Nguyễn Văn Phú (SN 1983, quê Quảng Ninh) cho biết, đã du học ở Czech được 2 năm. Phú tốt nghiệp đại học từ năm 2005. Đi làm một thời gian, Phú xin được học bổng đi học du ở Hàn Quốc. Sau khi tốt nghiệp, Phú lại nhận được học bổng để sang Czech làm nghiên cứu sinh.
6 năm xa quê, cứ Tết đến, Phú lại có cái cảm giác nhớ quê hương cồn cào. Phú bộc bạch, gia đình Phú ở quê, nên cứ đến ngày 27 Tết, cả gia đình đã sum vầy bên nồi bánh chưng, chuyện trò cho nhau nghe những câu chuyện đã qua trong năm. “Cái không gian giản dị đó, đến khi xa quê sao cứ nhớ da diết”, Phú tâm sự.
Bạn Nguyễn Văn Phú
Giờ ở Czech, Phú bảo, đến ngày 30 Tết, lại chờ đợi thời khắc giao thừa để gọi điện về nhà chúc mừng bố mẹ năm mới.
Phú cũng lên báo mạng để xem người Việt ở bốn phương đón Tết cổ truyền như thế nào. “Lúc đó mình có cảm giác háo hức khó tả”, Phú nói.
So với thế hệ du học sinh trẻ như Phương, Phú thì trong ký ức của anh Nguyễn Bảo Ngọc (SN 1973) – cựu sinh viên Việt Nam hiện đang sống và làm việc tại Czech thì anh nhớ nhất Tết ở Việt Nam là tiếng pháo. Sang du học ở Czech từ năm 1989 và đấy cũng là cái Tết đầu tiên xa quê.
Cái Tết đầu tiên nơi xứ người, nhóm bạn nghĩ cách tự làm pháo để đón Tết. Quả pháo từ sáng kiến làm từ giấy vệ sinh của nhóm sinh viên nghèo khó phai của cựu sinh viên Việt Nam Nguyễn Bảo Ngọc.
Hàng chục năm sống và làm việc tại Czech, anh Ngọc cảm nhận rằng, ở Czech Tết của Cộng đồng người Việt có vẻ rầm rộ hơn vì ở bên này vẫn còn tiếng pháo./.
Nguồn tin: VOV.VN
- Người Việt tại Cộng hòa Séc phát huy truyền thống tương thân, tương ái(06/11/2023 - 20:03:12)
- Kỷ niệm 20 năm thành lập Trung tâm tiếng Việt tại CH Séc(23/10/2023 - 19:40:16)
- Cộng đồng người Việt Nam tại Séc đoàn kết hướng về quê hương(17/10/2023 - 19:45:27)
- Kỷ niệm 10 năm ra mắt Đại từ điển của người Việt Nam tại Cộng hòa Séc(24/09/2023 - 19:44:46)
- Chúc Tết và cầu bình an cho cộng đồng người Việt Nam tại Séc(24/01/2023 - 20:17:30)
- Xuân Quý Mão 2023: Đầm ấm hương sắc Xuân Quê hương tại Séc(22/01/2023 - 20:09:36)
- Kỷ niệm 78 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam tại Cộng hòa Séc(23/12/2022 - 00:00:00)
- Cộng đồng người Việt là cầu nối quan trọng cho mối quan hệ hữu nghị Việt - Séc(30/08/2022 - 19:54:09)
- Vu Lan báo hiếu: Gìn giữ nét đẹp văn hóa người Việt tại Séc(01/08/2022 - 20:00:48)
- Vinh danh Việt kiều tại Séc có nhiều đóng góp cho quê hương đất nước(23/07/2022 - 20:37:25)