Ngày đăng: 08/04/2010 - 07:47:23
Khủng hoảng kinh tế đã khiến đời sống của người lao động Việt Nam tại Séc gặp rất nhiều khó khăn. Thất nghiệp đi cùng với tình trạng tài chính hạn hẹp, không ít người phải ăn cháo trắng cả tuần lễ. Cũng may là họ còn có thể nương tựa phần nào vào tình tương thân tương trợ của đồng bào. Họ đã tụ tập về Niệm Phật Đường trong Trung tâm thương mại Sapa, một mặt để lĩnh lương thực tiếp tế, mặt khác nhờ liên lạc với các công ty của người Việt để giới thiệu việc làm.
Muôn nẻo kiểu bám trụ
Chị Nguyễn Minh Thư (quê Hà Tây cũ) sang đây từ tháng 10/2006. Sau vài tháng thất nghiệp phải đi trông trẻ, nghe tin nhà máy có công việc xin vào làm việc nhưng đến giữa tháng 12/2008 thì họ không nhận người nước ngoài nữa.
May mắn hơn, một số công nhân đến từ Nghệ An, Hưng Yên, Quảng Ninh vẫn còn có việc làm tại nhà máy lắp ráp điện tử TATUNG. Nhà máy này hiện có khoảng 300 công nhân người Việt. Trước khi sang, mỗi người đều phải đóng cho công ty môi giới lao động từ 8.000-15.000 USD. Nếu làm đều đặn, với lương tháng khoảng 1.000-1.200 USD/tháng, họ cũng có thể để dành ra khoảng 300 USD gửi về nuôi gia đình và trả nợ dần. Nhưng đó là khi nhà máy có việc, còn có những khi nhà máy thất nghiệp, họ lại phải chạy ngược chạy xuôi kiếm bất cứ công việc gì...
Thực tế, phần lớn người Việt Nam sang xuất khẩu lao động không giỏi tiếng Séc, khó hội nhập với nước sở tại nên chỉ sống khép kín. Nhiều người mới sang không có công ăn việc làm, buộc phải đi kiếm những việc làm tạm bợ.
Triệu Đình Văn, 25 tuổi, sang Séc năm 2007 theo diện lao động xuất khẩu khi bố mẹ già đã phải thế chấp toàn bộ ruộng vườn để vay 10.000 euro trả cho công ty môi giới. Tuy nhiên, không đầy một năm sau, khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã lấy đi công việc 8 euro mỗi giờ của anh ở Kogel - một nhà máy sản xuất xe tải.
Chưa thể hồi hương
Còn rất nhiều trường hợp người Việt Nam tại Séc đang thất nghiệp và sống lay lắt trong tình cảnh khốn khó. Sang chưa bao lâu đã thất nghiệp, chưa trả được nợ nên họ vẫn cố ở lại và hy vọng tìm được một công việc, chí ít thì cũng kiếm được tiền trả khoản nợ ở quê nhà.
Trần Xuân Đông (quê Hải Dương) sang Séc lao động xuất khẩu đã hai năm nay nhưng chưa gửi được đồng nào về quê. Số tiền 150 triệu đồng mà gia đình đang vay nợ giống như một cái “án” treo lơ lửng. Những tháng ngày tủi khổ phải đi ăn nhờ ở đậu khắp nơi cũng dần qua khi mới đây, anh được một người quen kiếm cho chỗ làm tạm tại một công ty may mặc. Khi được hỏi tại sao gặp khó khăn ở nước ngoài mà không trở lại quê, Đông cho biết: “Bây giờ về việc làm chưa có, ít ra tôi cũng phải cố gắng kiếm đủ số tiền vạy nợ mới tính đến chuyện hồi hương được”
Để có thể tồn tại, nhiều người Việt đã tìm cách chuyển đổi mục đích cư trú từ lao động sang kinh doanh để gia hạn visa, được ở lại xứ người hợp pháp, bất chấp cuộc sống khó khăn không công ăn việc làm và không tiền bạc. Nằm trên một thửa đất rộng 240.000m2 ở Prague, Trung tâm Thương mại Sapa hiện đang là một trong những nơi trợ giúp việc làm. Chợ châu Á lớn nhất ở Séc này không chỉ là nơi làm ăn buôn bán sầm uất mà còn giống như một xã hội Việt Nam thu nhỏ tại đây.
Nguồn tin: Thế giới và Việt Nam
- THÔNG BÁO HOẠT ĐỘNG MỪNG XUÂN ẤT TỴ 2025 MỪNG 75 NĂM THIẾT LẬP QUAN HỆ NGOẠI GIAO GIỮA VIỆT NAM VÀ CỘNG HÒA SÉC(20/01/2025 - 00:00:00)
- TIỆC ÂM NHẠC GIỮA NHỮNG NGƯỜI BẠN II(20/08/2023 - 20:06:16)
- THÔNG BÁO HOẠT ĐỘNG MỪNG XUÂN QUÝ MÃO 2023(13/01/2023 - 09:02:03)
- Tin buồn(25/07/2020 - 00:00:00)
- Thông báo dừng thu nhận ủng hộ Việt Nam và CH Séc chống dịch bệnh Covid 19(26/03/2020 - 20:46:22)
- Thông báo về việc ủng hộ Việt Nam và CH. Séc chống dịch bệnh Covid 19(23/03/2020 - 00:00:00)
- THÔNG BÁO MỜI THAM DỰ TIỆC MỪNG XUÂN CANH TÝ 2020 VÀ GIẢI TENIS HỮU NGHỊ VIỆT-SÉC(15/01/2020 - 07:50:41)
- Thông báo triệu tập Đại biểu dự Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Hữu nghị Việt Nam - Séc lần thứ IV, nhiệm kỳ 2019 - 2024(06/06/2019 - 00:00:00)
- Thông báo chương trình hoạt động chào mừng Xuân Kỷ Hợi(28/01/2019 - 10:40:10)
- LIÊN HOAN PHIM SÉC – SLOVAKIA LẦN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM(01/11/2018 - 00:00:00)