Tiếng mẹ đẻ quan trọng như thế nào trong quá trình học ngoại ngữ? (*)
Ngày đăng: 19/12/2011 - 13:53:34
Tại sao một đứa trẻ được sinh ra chỉ ba bốn năm trước Đại chiến thế giới thứ hai tại một thị trấn nhỏ trên đất Séc, nơi người dân chỉ sử dụng một thứ tiếng, mà khi lớn lên, gần như trong suốt cuộc đời mình lại nói và viết được ít nhất bảy thứ tiếng, thậm chí cả những thứ tiếng rất khác biệt về cách phát âm, từ vựng, chữ viết và ngữ pháp như tiếng Séc, tiếng Nga, tiếng Đức, tiếng Triều Tiên (Hàn Quốc), tiếng Pháp, tiếng Việt và tiếng Anh? Hơn thế nữa, tại sao người ấy lại có thể học được cả tiếng Nhật, chữ Hán, tiếng Mã Lai và tiếng Thái đến một mức độ tương đối hoàn chỉnh để có thể giao tiếp được một phần nào với những người nói chuyện bằng những thứ tiếng đó? Tại sao khi đã ở tuổi 73 ông lại dám bắt đầu học một thứ tiếng mà ai cũng cho là khó là tiếng Hungari, và bây giờ, chỉ sau có hai năm, ông đã sử dụng được thứ tiếng ấy một cách tương đối thành công? Ông học nhiều ngôn ngữ như vậy để làm gì, và tại sao ông lại chọn học những ngôn ngữ đó mà không chọn những ngôn ngữ khác?
Chỉ có thể giải đáp được những câu hỏi trên đây hoặc những câu hỏi tương tự khác khi xếp nó vào khuôn khổ của một câu hỏi có tính chất khái quát hơn: con người ấy (hoặc trong trường hợp cụ thể khác, ông ấy hoặc bà ấy) đã sống như thế nào, đã có dịp tiếp xúc và giao tiếp với những ai, ở đâu, trong hoàn cảnh và thời gian nào và bằng cách nào mà học được mỗi một ngôn ngữ trong số những ngôn ngữ đó? Những cơ hội và những sự khích lệ nào đã giúp người ấy học thành công từng ngôn ngữ một?
Người duy nhất có thể giải đáp được các câu hỏi nói trên và những câu hỏi tương tự chính là người đã trải nghiệm cả cuộc đời mình với tất cả các ngôn ngữ đó. Nếu đó là sự thật thì một cuốn sách tự truyện là phương tiện tốt nhất để giải đáp mọi vấn đề cho những ai quan tâm. Để tập trung vào các chủ đề chính, tức là các vấn đề liên quan đến quá trình học tập, tiếp thu và sử dụng các ngôn ngữ thì đây phải là một cuốn tự truyện đặc biệt, một cuốn tự truyện về quá trình học tập và sử dụng ngôn ngữ.
Nhưng cuốn tự truyện này không chỉ là câu chuyện đơn thuần về những trải nghiệm của tác giả, dầu những thể nghiệm đó cũng đã là khá đặc biệt. Thực ra, khi tác giả khoảng 20 tuổi và đã nói được hai thứ tiếng mẹ đẻ của mình là tiếng Séc và tiếng Nga, biết thêm tiếng Đức và đặc biệt cả tiếng Triều Tiên (Hàn Quốc), ngôn ngữ đầu tiên trên con đường nghiên cứu và lập nghiệp của ông, thì ông đã bắt đầu chú ý đến cách cấu trúc của các ngôn ngữ, đến những cách các hình thái của ngôn ngữ dược vận dụng để biểu hiện ngữ nghĩa và tìm mối liên hệ giữa chúng với nhau. Và ông đã chọn ngôn ngữ làm sự nghiệp nghiên cứu của mình.
Một trong những đề tài chính trong các vấn đề ông đã chú ý và nghiên cứu kỹ là các vấn đề về sự cấu trúc của những ngôn ngữ thuộc các loại hình khác nhau và những hình thái của các ngôn ngữ đó được sử dụng như thế nào để thể hiện những ý nghĩa tương đương trong những ngôn ngữ khác nhau. Một đề tài khác mà ông quan tâm – cũng là đề tài liên quan mật thiết hơn đến nội dung của tự truyện ngôn ngữ này – là các vấn đề về tiếp thu, học tập và sử dụng các ngôn ngữ. Đa số mọi người, nhất là ở những nước có tính quốc gia-dân tộc đơn ngữ, thường cho rằng để học và nhớ được nhiều hơn một ngôn ngữ thì phải có một năng khiếu đặc biệt. Tác giả cố gắng chứng mình rằng, thực ra đó chỉ là một ý kiến khá phiến diện, được phổ biến từ những thể nghiệm hằng ngày của những người học ngoại ngữ trong các trường học không có đủ số giờ học ngoại ngữ cần thiết, không có giáo viên giỏi, thiếu các thiết bị và giáo trình để dậy và học ngoại ngữ có kết quả. Việc ngày càng có nhiều người biết hai hay nhiều thứ tiếng trong các nước đa ngôn ngữ hoặc ở các gia đình nhập cư sống chung tại địa phương mà dân bản xứ sử dụng tiếng nói khác là một thực tế hiển nhiên được giới ngôn ngữ học công nhận và chính điều đó bác bỏ ý kiến phiến diện đã nêu trên. Có nghĩa rằng, có những hoàn cảnh nhất định mà trong đó – như tác giả đã nhận định – hầu như bất cứ ai cố gắng cũng có thể học được hai hay nhiều ngôn ngữ.
Thời thơ ấu và môi trường giao tiếp tự nhiên là những điều kiện quan trong nhất – mà ai cũng biết - để hấp thụ tốt nhất tiếng nói, thế rồi việc tiếp thu tốt hai ngôn ngữ ngay từ thuở nhỏ trong môi trường giao tiếp tự nhiên lại là một điều kiện thuận lợi để tiếp tục học thêm những ngoại ngữ khác sau này. Chính vì thế mà con em của những gia đình nhập cư cũng như con em trong các dân tộc thiểu số là những người có điều kiện thuận lợi nhất – ít ra về mặt lý thuyết – để trở nên những người biết nhiều thứ tiếng, thành đạt trong công việc và được đánh giá cao trong một thế giới với những giao lưu kinh tế và văn hóa hiện đại. Xét đến sự quan trọng của tuổi thơ và môi trường giao tiếp tự nhiên trong quá trình hấp thụ ngôn ngữ, chúng ta đều hiểu rằng, tiếng nói mà con người tiếp thu được trong những năm tháng đầu đời, tức là tiếng mẹ đẻ, là ngôn ngữ quan trọng nhất để bước vào đời sống xã hội và tiếp thu nền giáo dục nghiêm túc. Nhưng dường như người ta vẫn chưa đánh giá đầy đủ sự cần thiết của việc hiểu biết sâu sắc, cảm nhận được cái hay cái đẹp trong tiếng mẹ đẻ thông qua giao tiếp cũng như qua đọc sách báo là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc học các ngoại ngữ trong các trường học.
Trước hết, các kiến thức phổ thông tiếp thu được bằng tiếng mẹ đẻ giúp cho trí óc phát triển, mở mang tính hiếu học, ham thích tiếp cận với nhiều nguồn thông tin, trong đó có thông tin về các nước và các dân tộc khác. Vì thế nên những kiến thức ấy sẽ trở thành một động cơ thúc đẩy để cố gắng hiểu biết thêm về các nước, các dân tộc và các ngôn ngữ khác. Về mặt khác cũng cần hiểu một điều quan trọng là, tất cả các ngôn ngữ trên thế giới, mặc dù có những sự khác biệt về từ vựng hay lối sắp xếp câu, đều có chung một nguyên tắc cấu trúc cơ bản và trọng yếu là: ngôn ngữ được hình thành từ các tín hiệu. Chẳng hạn như các từ, đó là những đơn vị có hai yếu tố biến hóa liên kết với nhau: yếu tố ngữ âm và yếu tố ngữ nghĩa. Tất nhiên, tiếng mẹ đẻ cũng nằm trong nguyên lý này. Khi một người hiểu biết tiếng mẹ đẻ một cách sâu sắc thì trong bộ não đã chứa đựng một kho tàng các ngữ nghĩa phong phú, nó tương đương với những ngữ nghĩa tương tự trong các ngôn ngữ khác. Đúng là có những chi tiết khác nhau giữa các tín hiệu riêng biệt trong các ngôn ngữ và đôi khi cũng khó xác định được hình thái nào của ngôn ngữ này tương đương nghĩa với hình thái nào của ngôn ngữ kia, nhưng về tổng thể, phần lớn sự tiếp thu các ngôn ngữ của loài người được thực hiện từ vốn liếng tiếng mẹ đẻ của mỗi người. Vì vậy không thể xem thường vai trò của tiếng mẹ đẻ, đó là phương tiện giúp mỗi người hoàn thiện trình độ giáo dục phổ thông và là nền tảng để tiếp thu các ngôn ngữ khác nói chung.
Trong cuốn tự truyện ngôn ngữ, tác giả đã trình bày những quan điểm trên đây và một số quan điểm khác thông qua các thí dụ sinh động từ chính cuộc đời mình cũng như từ những kinh nghiệm trong giao tiếp với những người thuộc những nền văn hóa khác nhau và nói những tiếng nói khác nhau, ở một đôi chỗ có pha chút hài hước. Tác giả cũng muốn chứng minh rằng nếu một con người đã tiếp thụ được hai hoặc nhiều ngôn ngữ hơn trong cuộc đời mình thì trí óc còn minh mẫn đến mức ở độ tuổi khá cao người ấy vẫn học thêm được những ngôn ngữ mới. Vì thế tác giả đã tự thử nghiệm bằng việc học thành công tiếng Hungari từ 73 tuổi trở lên. Một số trang cuối sách được thể hiện như một Tuyên ngôn về những nguyên tắc và những lợi ích của nền giáo dục đa ngữ.
Củ Chi, TP Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 10 năm 2010
Ivo Vasiljev
---
(*) Đầu đề nhỏ của dịch giả Nguyễn Quyết Tiến, từ bản tiếng Anh.
Người duy nhất có thể giải đáp được các câu hỏi nói trên và những câu hỏi tương tự chính là người đã trải nghiệm cả cuộc đời mình với tất cả các ngôn ngữ đó. Nếu đó là sự thật thì một cuốn sách tự truyện là phương tiện tốt nhất để giải đáp mọi vấn đề cho những ai quan tâm. Để tập trung vào các chủ đề chính, tức là các vấn đề liên quan đến quá trình học tập, tiếp thu và sử dụng các ngôn ngữ thì đây phải là một cuốn tự truyện đặc biệt, một cuốn tự truyện về quá trình học tập và sử dụng ngôn ngữ.
Nhưng cuốn tự truyện này không chỉ là câu chuyện đơn thuần về những trải nghiệm của tác giả, dầu những thể nghiệm đó cũng đã là khá đặc biệt. Thực ra, khi tác giả khoảng 20 tuổi và đã nói được hai thứ tiếng mẹ đẻ của mình là tiếng Séc và tiếng Nga, biết thêm tiếng Đức và đặc biệt cả tiếng Triều Tiên (Hàn Quốc), ngôn ngữ đầu tiên trên con đường nghiên cứu và lập nghiệp của ông, thì ông đã bắt đầu chú ý đến cách cấu trúc của các ngôn ngữ, đến những cách các hình thái của ngôn ngữ dược vận dụng để biểu hiện ngữ nghĩa và tìm mối liên hệ giữa chúng với nhau. Và ông đã chọn ngôn ngữ làm sự nghiệp nghiên cứu của mình.
Một trong những đề tài chính trong các vấn đề ông đã chú ý và nghiên cứu kỹ là các vấn đề về sự cấu trúc của những ngôn ngữ thuộc các loại hình khác nhau và những hình thái của các ngôn ngữ đó được sử dụng như thế nào để thể hiện những ý nghĩa tương đương trong những ngôn ngữ khác nhau. Một đề tài khác mà ông quan tâm – cũng là đề tài liên quan mật thiết hơn đến nội dung của tự truyện ngôn ngữ này – là các vấn đề về tiếp thu, học tập và sử dụng các ngôn ngữ. Đa số mọi người, nhất là ở những nước có tính quốc gia-dân tộc đơn ngữ, thường cho rằng để học và nhớ được nhiều hơn một ngôn ngữ thì phải có một năng khiếu đặc biệt. Tác giả cố gắng chứng mình rằng, thực ra đó chỉ là một ý kiến khá phiến diện, được phổ biến từ những thể nghiệm hằng ngày của những người học ngoại ngữ trong các trường học không có đủ số giờ học ngoại ngữ cần thiết, không có giáo viên giỏi, thiếu các thiết bị và giáo trình để dậy và học ngoại ngữ có kết quả. Việc ngày càng có nhiều người biết hai hay nhiều thứ tiếng trong các nước đa ngôn ngữ hoặc ở các gia đình nhập cư sống chung tại địa phương mà dân bản xứ sử dụng tiếng nói khác là một thực tế hiển nhiên được giới ngôn ngữ học công nhận và chính điều đó bác bỏ ý kiến phiến diện đã nêu trên. Có nghĩa rằng, có những hoàn cảnh nhất định mà trong đó – như tác giả đã nhận định – hầu như bất cứ ai cố gắng cũng có thể học được hai hay nhiều ngôn ngữ.
Thời thơ ấu và môi trường giao tiếp tự nhiên là những điều kiện quan trong nhất – mà ai cũng biết - để hấp thụ tốt nhất tiếng nói, thế rồi việc tiếp thu tốt hai ngôn ngữ ngay từ thuở nhỏ trong môi trường giao tiếp tự nhiên lại là một điều kiện thuận lợi để tiếp tục học thêm những ngoại ngữ khác sau này. Chính vì thế mà con em của những gia đình nhập cư cũng như con em trong các dân tộc thiểu số là những người có điều kiện thuận lợi nhất – ít ra về mặt lý thuyết – để trở nên những người biết nhiều thứ tiếng, thành đạt trong công việc và được đánh giá cao trong một thế giới với những giao lưu kinh tế và văn hóa hiện đại. Xét đến sự quan trọng của tuổi thơ và môi trường giao tiếp tự nhiên trong quá trình hấp thụ ngôn ngữ, chúng ta đều hiểu rằng, tiếng nói mà con người tiếp thu được trong những năm tháng đầu đời, tức là tiếng mẹ đẻ, là ngôn ngữ quan trọng nhất để bước vào đời sống xã hội và tiếp thu nền giáo dục nghiêm túc. Nhưng dường như người ta vẫn chưa đánh giá đầy đủ sự cần thiết của việc hiểu biết sâu sắc, cảm nhận được cái hay cái đẹp trong tiếng mẹ đẻ thông qua giao tiếp cũng như qua đọc sách báo là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc học các ngoại ngữ trong các trường học.
Trước hết, các kiến thức phổ thông tiếp thu được bằng tiếng mẹ đẻ giúp cho trí óc phát triển, mở mang tính hiếu học, ham thích tiếp cận với nhiều nguồn thông tin, trong đó có thông tin về các nước và các dân tộc khác. Vì thế nên những kiến thức ấy sẽ trở thành một động cơ thúc đẩy để cố gắng hiểu biết thêm về các nước, các dân tộc và các ngôn ngữ khác. Về mặt khác cũng cần hiểu một điều quan trọng là, tất cả các ngôn ngữ trên thế giới, mặc dù có những sự khác biệt về từ vựng hay lối sắp xếp câu, đều có chung một nguyên tắc cấu trúc cơ bản và trọng yếu là: ngôn ngữ được hình thành từ các tín hiệu. Chẳng hạn như các từ, đó là những đơn vị có hai yếu tố biến hóa liên kết với nhau: yếu tố ngữ âm và yếu tố ngữ nghĩa. Tất nhiên, tiếng mẹ đẻ cũng nằm trong nguyên lý này. Khi một người hiểu biết tiếng mẹ đẻ một cách sâu sắc thì trong bộ não đã chứa đựng một kho tàng các ngữ nghĩa phong phú, nó tương đương với những ngữ nghĩa tương tự trong các ngôn ngữ khác. Đúng là có những chi tiết khác nhau giữa các tín hiệu riêng biệt trong các ngôn ngữ và đôi khi cũng khó xác định được hình thái nào của ngôn ngữ này tương đương nghĩa với hình thái nào của ngôn ngữ kia, nhưng về tổng thể, phần lớn sự tiếp thu các ngôn ngữ của loài người được thực hiện từ vốn liếng tiếng mẹ đẻ của mỗi người. Vì vậy không thể xem thường vai trò của tiếng mẹ đẻ, đó là phương tiện giúp mỗi người hoàn thiện trình độ giáo dục phổ thông và là nền tảng để tiếp thu các ngôn ngữ khác nói chung.
Trong cuốn tự truyện ngôn ngữ, tác giả đã trình bày những quan điểm trên đây và một số quan điểm khác thông qua các thí dụ sinh động từ chính cuộc đời mình cũng như từ những kinh nghiệm trong giao tiếp với những người thuộc những nền văn hóa khác nhau và nói những tiếng nói khác nhau, ở một đôi chỗ có pha chút hài hước. Tác giả cũng muốn chứng minh rằng nếu một con người đã tiếp thụ được hai hoặc nhiều ngôn ngữ hơn trong cuộc đời mình thì trí óc còn minh mẫn đến mức ở độ tuổi khá cao người ấy vẫn học thêm được những ngôn ngữ mới. Vì thế tác giả đã tự thử nghiệm bằng việc học thành công tiếng Hungari từ 73 tuổi trở lên. Một số trang cuối sách được thể hiện như một Tuyên ngôn về những nguyên tắc và những lợi ích của nền giáo dục đa ngữ.
Củ Chi, TP Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 10 năm 2010
Ivo Vasiljev
---
(*) Đầu đề nhỏ của dịch giả Nguyễn Quyết Tiến, từ bản tiếng Anh.
Nguồn tin: secviet.cz
Các tin khác:
- THÔNG BÁO HOẠT ĐỘNG MỪNG XUÂN ẤT TỴ 2025 MỪNG 75 NĂM THIẾT LẬP QUAN HỆ NGOẠI GIAO GIỮA VIỆT NAM VÀ CỘNG HÒA SÉC(20/01/2025 - 00:00:00)
- TIỆC ÂM NHẠC GIỮA NHỮNG NGƯỜI BẠN II(20/08/2023 - 20:06:16)
- THÔNG BÁO HOẠT ĐỘNG MỪNG XUÂN QUÝ MÃO 2023(13/01/2023 - 09:02:03)
- Tin buồn(25/07/2020 - 00:00:00)
- Thông báo dừng thu nhận ủng hộ Việt Nam và CH Séc chống dịch bệnh Covid 19(26/03/2020 - 20:46:22)
- Thông báo về việc ủng hộ Việt Nam và CH. Séc chống dịch bệnh Covid 19(23/03/2020 - 00:00:00)
- THÔNG BÁO MỜI THAM DỰ TIỆC MỪNG XUÂN CANH TÝ 2020 VÀ GIẢI TENIS HỮU NGHỊ VIỆT-SÉC(15/01/2020 - 07:50:41)
- Thông báo triệu tập Đại biểu dự Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Hữu nghị Việt Nam - Séc lần thứ IV, nhiệm kỳ 2019 - 2024(06/06/2019 - 00:00:00)
- Thông báo chương trình hoạt động chào mừng Xuân Kỷ Hợi(28/01/2019 - 10:40:10)
- LIÊN HOAN PHIM SÉC – SLOVAKIA LẦN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM(01/11/2018 - 00:00:00)