Trung tâm thương mại Sapa qua cái nhìn của người Séc
Ngày đăng: 20/04/2012 - 08:08:30
Ngày 17/4, chúng tôi (những phóng viên của iDNES.cz) đã cùng với nhiều đồng nghiệp, nhân viên cơ quan truyền thông và một số thành viên thuộc các tổ chức phi chính phủ ghé thăm Sapa – trung tâm thương mại lớn nhất của người Việt tại Séc.
Sapa được biết đến như một Hà Nội thu nhỏ, 'thành phố' riêng của người Việt Nam tại trái tim châu Âu – Praha. Những người Việt Nam, nói một cách hơi cường điệu, thì có thể sống cả đời ở đây vì ngoài hoạt động kinh tế sầm uất người ta có thể tìm thấy bất kỳ thứ gì họ cần.
Ai cũng biết rằng, người Việt Nam hoạt động nổi bật trong ngành kinh doanh đồ may mặc hay các cửa hàng thực phẩm, tạp hóa. Nhưng hôm nay, chúng tôi đến đây để tìm kiếm những thứ mà rất ít khi được đề cập trên báo chí, những thứ mà dường như được tạo ra chỉ dành riêng cho các thành viên trong cộng đồng Việt Nam tại Séc.
Rất đông các nhà báo đã ghé thăm Sapa hôm 18/4, có đại diện của các báo điện tử, tập san và cả truyền hình.
Thế giới của xe đắt tiền
Những người Việt Nam có vẻ như rất thích người khác ngưỡng mộ sự giàu có hay thành đạt của họ. Chúng tôi có mặt tại một tiệm rửa xe được chế từ một kho gia cầm cũ, trông không có gì là sang trọng, nhưng tại đây liên tục ra vào những chiếc xe đắt tiền và thời thượng nhất: Mercedes S, BMW, Audi thậm chí cả Bentley. Chủ của tiệm rửa xe này là một cặp vợ chồng trung tuổi, họ rửa xe, vệ sinh nội thất và lấy 300 korun mỗi xe. Người chủ cho biết: “Chúng tôi phục vụ hầu hết là các loại xe rất đắt tiền, trung bình mỗi xe làm mất 1 tiếng đồng hồ”.
Giám sát giao thông trong khu vực này là những “cảnh sát đặc biệt”. Họ là người của công ty Saparia - công ty chủ quản của trung tâm thương mại này, họ đi kiểm tra thường xuyên và nếu phát hiện chiếc xe nào đỗ không đúng quy định thì họ sẽ không ngần ngại mà khóa bánh xe.
Những con xế khủng xuất hiện nhiều nhất tại dãy các văn phòng: bảo hiểm, vé máy bay, dịch vụ tư vấn… có vẻ như đây là khu vực “hạng sang” của những người Việt Nam. Những người Việt Nam mở được văn phòng tại đây là những tầng lớp được coi là có trình độ nhất trong cộng đồng. Họ thường là những người sống ở đây rất lâu, đã từng được đào tạo tại đây hoặc thế hệ trẻ những người sinh ra lớn lên và học tập tại đây, điểm chung là tất cả họ đều nói tiếng Séc hoàn hảo.
Với phí dịch vụ ít nhất 500 korun, một người mới đến sẽ nhận được những tư vấn về giấy tờ để họ được phép cư trú tại Cộng hòa Séc, làm thuế như thế nào, cần phải giải quyết vấn đề tại các cơ quan chức năng nào… Tại đây các hãng bảo hiểm lớn cũng đặt chi nhánh của mình nhưng nhiều nhất có lẽ là các hãng chuyển tiền như Western UNI0N. Người Việt Nam sinh sống và làm việc tại Séc hầu như ai cũng có nhu cầu gửi tiền về Việt Nam để giúp đỡ gia đình, người thân của họ. Ngoài dịch vụ chuyển tiền đôi khi họ gửi nhờ người quen, ai đó về Việt Nam và mang giúp họ hoặc rất nhiều cách khác nữa.
Nếu các bạn muốn tìm mua vé máy bay về Đông Nam Á, các bạn có thể mua nó ở Sapa và giá hầu như rẻ hơn ở nơi khác. “Giá vé phụ thuộc vào mùa” - một người bán hàng trả lời bằng tiếng Séc khá chuẩn. Cô cũng tiết lộ thêm: “Lợi nhuận từ phần trăm bán vé rất thấp, chúng tôi vẫn phải kiếm thêm thu nhập từ các nguồn khác, người Séc nghĩ rằng người Việt Nam chúng tôi dễ hài lòng, nhưng đôi khi không phải như vậy”
Trong trung tâm thương mại Sapa, có một trường mẫu giáo và các bậc cha mẹ người Séc chắc phải rất ghen tị với những người Việt Nam. Trường hoạt động cả tuần từ sáng sớm đến tối muộn, với một môi trường sạch và đẹp; tại đây nhận trông các trẻ em từ một tuổi và các bậc cha mẹ có thể gửi con cả ngày.
Người Việt Nam ở quê nhà thích pha lê Séc
Có một điều hơi lạ là trong Sapa lại có một cửa hàng bán đồ pha lê Séc. Đối với người Việt Nam thì pha lê Séc có chất lượng rất đáng tin cậy và là món quà lý tưởng cho những người thân sống ở Việt Nam.
“Thời buổi này công việc kinh doanh không tốt lắm. Thường thì, chúng tôi bán chạy nhất là vào dịp Tết Âm lịch, khi đó có rất nhiều người Việt Nam về nước muốn mua pha lê để làm quà” - bà chủ cửa hàng chia sẻ.
“Chợ” là cách gọi thân mật trung tâm thương mại Sapa của người Việt Nam, cũng gần như là trung tâm văn hóa truyền thông của cộng đồng. Ở đây đặt nhiều trụ sở của các tạp chí tiếng Việt, với lượng xuất bản hàng nghìn mỗi tuần (dành cho cộng đồng người Việt tại Séc và một số nước châu Âu lân cận). Số lượng xuất bản các tạp chí thậm chí nhiều hơn cả ở Pháp - nơi mà người Việt Nam nhiều hơn 5 lần.
Ngoài các cửa hàng làm trang điểm móng tay – nail (loại hình dịch vụ những người châu Á đang triển khai khá thành công tại Séc), chúng ta có thể tìm thấy trong chợ Sapa cả những cửa hàng cắt tóc. Một nhân viên nữ khả ái cho chúng tôi biết: “Phần lớn là các mẫu tóc hiện đại, thời trang”. Khách hàng đến đây đầu tiên là cắt tóc, sau đó gội đầu rồi mát xa. Tổng cộng chỉ mất 300 korun và không hề phải đặt trước. “Công việc khá tốt, ở đây chúng tôi có 5 người và thường phải làm liên tục” - nữ nhân viên chia sẻ với chúng tôi.
Trong Sapa còn có những quầy nhỏ bán các đĩa nhạc và đĩa karaoke tiếng Việt, họ bán thêm sách báo và những cả những đĩa phim đang hot nhất. Một người bán hàng cho chúng tôi biết: “Từ điển Séc - Việt là bán chạy nhất”, vừa nói cô vừa chỉ cho chúng tôi cả một giá hàng bày rất nhiều những tài liệu hỗ trợ việc học tiếng Séc. Ngoài ra một sản phẩm khá được ưa chuộng là các thẻ điện thoại để gọi về Việt Nam với giá rẻ, chỉ khoảng 1 korun mỗi phút gọi.
Mọi nơi trong Sapa chúng ta đều có thể nhìn thấy hoạt động kinh doanh. Ví dụ như ở khu vực nhà vệ sinh công cộng. Tại đây có một quầy thu phí, mỗi lần ra vào khách phải trả 5 korun, và ngoài việc quản lý ra người ta còn bán một số sản phẩm sách báo tại ô cửa sổ nhỏ này, trong đó có cả những cuốn tử vi. Người bán hàng cho chúng tôi biết: “Chợ thường đông đúc nhất là vào cuối tuần và thường chúng tôi bán hàng tốt nhất vào những ngày ấy”.
Chúng tôi còn nhìn thấy một số cửa hiệu đồ cười rực rỡ với những chiếc váy cưới phong cách châu Âu mỹ miều. Theo chia sẻ của các chủ tiệm thì mỗi lẫn thuê mất khoảng 5000 korun. Chúng tôi được biết, đám cưới là một ngày trọng đại đối với người Việt Nam. Một chủ tiệm cho chúng tôi biết: “họ thường kết hôn lúc 23 tuổi”.
Bên cạnh tiệm áo cưới tráng lệ chúng tôi còn thấy cả một phòng thu âm được quản lý bởi một số bạn trẻ người Việt Nam, họ nói tiếng Séc hoàn hảo như người bản địa. Với 300 korun bạn có thể thu một bài hát với những điều kiện kỹ thuật như ca sĩ chuyên nghiệp.
Tại Sapa bạn có thể thưởng thức ẩm thực độc đáo và hấp dẫn của người Việt Nam, điều bạn rất khó tìm thấy ở nơi khác.
Sau khi ghé thăm một số nơi, chúng tôi dừng chân tại một trong những nhà hàng nổi tiếng trong chợ. Những quán ăn, nhà hàng là một trong những nguyên nhân chính hấp dẫn những người Séc ghé thăm khu trung tâm thương mại này, từ nhà hàng sang trọng đến quán ăn nhỏ hay chỉ là các quán ăn di động, thứ gì cũng có. Tại nơi đây chỉ cần vài korun là bạn có thể thưởng thức hương vị ẩm thực vô cùng độc đáo, chính hiệu của người Việt Nam.
Ai cũng biết rằng, người Việt Nam hoạt động nổi bật trong ngành kinh doanh đồ may mặc hay các cửa hàng thực phẩm, tạp hóa. Nhưng hôm nay, chúng tôi đến đây để tìm kiếm những thứ mà rất ít khi được đề cập trên báo chí, những thứ mà dường như được tạo ra chỉ dành riêng cho các thành viên trong cộng đồng Việt Nam tại Séc.
Rất đông các nhà báo đã ghé thăm Sapa hôm 18/4, có đại diện của các báo điện tử, tập san và cả truyền hình.
Thế giới của xe đắt tiền
Những người Việt Nam có vẻ như rất thích người khác ngưỡng mộ sự giàu có hay thành đạt của họ. Chúng tôi có mặt tại một tiệm rửa xe được chế từ một kho gia cầm cũ, trông không có gì là sang trọng, nhưng tại đây liên tục ra vào những chiếc xe đắt tiền và thời thượng nhất: Mercedes S, BMW, Audi thậm chí cả Bentley. Chủ của tiệm rửa xe này là một cặp vợ chồng trung tuổi, họ rửa xe, vệ sinh nội thất và lấy 300 korun mỗi xe. Người chủ cho biết: “Chúng tôi phục vụ hầu hết là các loại xe rất đắt tiền, trung bình mỗi xe làm mất 1 tiếng đồng hồ”.
Giám sát giao thông trong khu vực này là những “cảnh sát đặc biệt”. Họ là người của công ty Saparia - công ty chủ quản của trung tâm thương mại này, họ đi kiểm tra thường xuyên và nếu phát hiện chiếc xe nào đỗ không đúng quy định thì họ sẽ không ngần ngại mà khóa bánh xe.
Những con xế khủng xuất hiện nhiều nhất tại dãy các văn phòng: bảo hiểm, vé máy bay, dịch vụ tư vấn… có vẻ như đây là khu vực “hạng sang” của những người Việt Nam. Những người Việt Nam mở được văn phòng tại đây là những tầng lớp được coi là có trình độ nhất trong cộng đồng. Họ thường là những người sống ở đây rất lâu, đã từng được đào tạo tại đây hoặc thế hệ trẻ những người sinh ra lớn lên và học tập tại đây, điểm chung là tất cả họ đều nói tiếng Séc hoàn hảo.
Với phí dịch vụ ít nhất 500 korun, một người mới đến sẽ nhận được những tư vấn về giấy tờ để họ được phép cư trú tại Cộng hòa Séc, làm thuế như thế nào, cần phải giải quyết vấn đề tại các cơ quan chức năng nào… Tại đây các hãng bảo hiểm lớn cũng đặt chi nhánh của mình nhưng nhiều nhất có lẽ là các hãng chuyển tiền như Western UNI0N. Người Việt Nam sinh sống và làm việc tại Séc hầu như ai cũng có nhu cầu gửi tiền về Việt Nam để giúp đỡ gia đình, người thân của họ. Ngoài dịch vụ chuyển tiền đôi khi họ gửi nhờ người quen, ai đó về Việt Nam và mang giúp họ hoặc rất nhiều cách khác nữa.
Nếu các bạn muốn tìm mua vé máy bay về Đông Nam Á, các bạn có thể mua nó ở Sapa và giá hầu như rẻ hơn ở nơi khác. “Giá vé phụ thuộc vào mùa” - một người bán hàng trả lời bằng tiếng Séc khá chuẩn. Cô cũng tiết lộ thêm: “Lợi nhuận từ phần trăm bán vé rất thấp, chúng tôi vẫn phải kiếm thêm thu nhập từ các nguồn khác, người Séc nghĩ rằng người Việt Nam chúng tôi dễ hài lòng, nhưng đôi khi không phải như vậy”
Trong trung tâm thương mại Sapa, có một trường mẫu giáo và các bậc cha mẹ người Séc chắc phải rất ghen tị với những người Việt Nam. Trường hoạt động cả tuần từ sáng sớm đến tối muộn, với một môi trường sạch và đẹp; tại đây nhận trông các trẻ em từ một tuổi và các bậc cha mẹ có thể gửi con cả ngày.
Người Việt Nam ở quê nhà thích pha lê Séc
Có một điều hơi lạ là trong Sapa lại có một cửa hàng bán đồ pha lê Séc. Đối với người Việt Nam thì pha lê Séc có chất lượng rất đáng tin cậy và là món quà lý tưởng cho những người thân sống ở Việt Nam.
“Thời buổi này công việc kinh doanh không tốt lắm. Thường thì, chúng tôi bán chạy nhất là vào dịp Tết Âm lịch, khi đó có rất nhiều người Việt Nam về nước muốn mua pha lê để làm quà” - bà chủ cửa hàng chia sẻ.
“Chợ” là cách gọi thân mật trung tâm thương mại Sapa của người Việt Nam, cũng gần như là trung tâm văn hóa truyền thông của cộng đồng. Ở đây đặt nhiều trụ sở của các tạp chí tiếng Việt, với lượng xuất bản hàng nghìn mỗi tuần (dành cho cộng đồng người Việt tại Séc và một số nước châu Âu lân cận). Số lượng xuất bản các tạp chí thậm chí nhiều hơn cả ở Pháp - nơi mà người Việt Nam nhiều hơn 5 lần.
Ngoài các cửa hàng làm trang điểm móng tay – nail (loại hình dịch vụ những người châu Á đang triển khai khá thành công tại Séc), chúng ta có thể tìm thấy trong chợ Sapa cả những cửa hàng cắt tóc. Một nhân viên nữ khả ái cho chúng tôi biết: “Phần lớn là các mẫu tóc hiện đại, thời trang”. Khách hàng đến đây đầu tiên là cắt tóc, sau đó gội đầu rồi mát xa. Tổng cộng chỉ mất 300 korun và không hề phải đặt trước. “Công việc khá tốt, ở đây chúng tôi có 5 người và thường phải làm liên tục” - nữ nhân viên chia sẻ với chúng tôi.
Trong Sapa còn có những quầy nhỏ bán các đĩa nhạc và đĩa karaoke tiếng Việt, họ bán thêm sách báo và những cả những đĩa phim đang hot nhất. Một người bán hàng cho chúng tôi biết: “Từ điển Séc - Việt là bán chạy nhất”, vừa nói cô vừa chỉ cho chúng tôi cả một giá hàng bày rất nhiều những tài liệu hỗ trợ việc học tiếng Séc. Ngoài ra một sản phẩm khá được ưa chuộng là các thẻ điện thoại để gọi về Việt Nam với giá rẻ, chỉ khoảng 1 korun mỗi phút gọi.
Mọi nơi trong Sapa chúng ta đều có thể nhìn thấy hoạt động kinh doanh. Ví dụ như ở khu vực nhà vệ sinh công cộng. Tại đây có một quầy thu phí, mỗi lần ra vào khách phải trả 5 korun, và ngoài việc quản lý ra người ta còn bán một số sản phẩm sách báo tại ô cửa sổ nhỏ này, trong đó có cả những cuốn tử vi. Người bán hàng cho chúng tôi biết: “Chợ thường đông đúc nhất là vào cuối tuần và thường chúng tôi bán hàng tốt nhất vào những ngày ấy”.
Chúng tôi còn nhìn thấy một số cửa hiệu đồ cười rực rỡ với những chiếc váy cưới phong cách châu Âu mỹ miều. Theo chia sẻ của các chủ tiệm thì mỗi lẫn thuê mất khoảng 5000 korun. Chúng tôi được biết, đám cưới là một ngày trọng đại đối với người Việt Nam. Một chủ tiệm cho chúng tôi biết: “họ thường kết hôn lúc 23 tuổi”.
Bên cạnh tiệm áo cưới tráng lệ chúng tôi còn thấy cả một phòng thu âm được quản lý bởi một số bạn trẻ người Việt Nam, họ nói tiếng Séc hoàn hảo như người bản địa. Với 300 korun bạn có thể thu một bài hát với những điều kiện kỹ thuật như ca sĩ chuyên nghiệp.
Tại Sapa bạn có thể thưởng thức ẩm thực độc đáo và hấp dẫn của người Việt Nam, điều bạn rất khó tìm thấy ở nơi khác.
Sau khi ghé thăm một số nơi, chúng tôi dừng chân tại một trong những nhà hàng nổi tiếng trong chợ. Những quán ăn, nhà hàng là một trong những nguyên nhân chính hấp dẫn những người Séc ghé thăm khu trung tâm thương mại này, từ nhà hàng sang trọng đến quán ăn nhỏ hay chỉ là các quán ăn di động, thứ gì cũng có. Tại nơi đây chỉ cần vài korun là bạn có thể thưởng thức hương vị ẩm thực vô cùng độc đáo, chính hiệu của người Việt Nam.
Nguồn tin: cungmua.eu
Các tin khác:
- TIỆC ÂM NHẠC GIỮA NHỮNG NGƯỜI BẠN II(20/08/2023 - 20:06:16)
- THÔNG BÁO HOẠT ĐỘNG MỪNG XUÂN QUÝ MÃO 2023(13/01/2023 - 09:02:03)
- Tin buồn(25/07/2020 - 00:00:00)
- Thông báo dừng thu nhận ủng hộ Việt Nam và CH Séc chống dịch bệnh Covid 19(26/03/2020 - 20:46:22)
- Thông báo về việc ủng hộ Việt Nam và CH. Séc chống dịch bệnh Covid 19(23/03/2020 - 00:00:00)
- THÔNG BÁO MỜI THAM DỰ TIỆC MỪNG XUÂN CANH TÝ 2020 VÀ GIẢI TENIS HỮU NGHỊ VIỆT-SÉC(15/01/2020 - 07:50:41)
- Thông báo triệu tập Đại biểu dự Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Hữu nghị Việt Nam - Séc lần thứ IV, nhiệm kỳ 2019 - 2024(06/06/2019 - 00:00:00)
- Thông báo chương trình hoạt động chào mừng Xuân Kỷ Hợi(28/01/2019 - 10:40:10)
- LIÊN HOAN PHIM SÉC – SLOVAKIA LẦN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM(01/11/2018 - 00:00:00)
- Đại sứ quán Cộng hòa Séc thông báo về việc mở Trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực ngắn hạn Schengen tại Hà Nội(08/10/2018 - 14:21:50)