60 NĂM NHÀ THIẾU NHI VIỆT NAM “DĚTSKÝ DOMOV” Ở CHRASTAVA 1956 – 1959
Ngày đăng: 17/05/2016 - 00:00:00
Ngày 15/5/2016 tại Nhà hàng Hoa Viên, 1A Tăng Bạt Hổ, Hà Nội đã diễn buổi gặp mặt các cựu thiếu nhi Việt Nam đã từng học tập tại Dětský domov v Chrastavě. BBT xin giới thiệu cùng bạn đọc bài phát biểu của anh Đoàn Tử Diễn (một trong 100 thiếu nhi ngày ấy) ôn lại những năm tháng đã xa của hơn 100 bạn nhỏ đã từng sống, học tập trong ngôi nhà Dětský Domov ở Chrastava, Liberec.
Kính thưa Ngài Igor Pacolak, Đại sứ CH Slovakia.
Kính thưa Ngài Karel Srol, Phó Đại sứ CH Séc
Kính thưa bà Trần Minh Hiền, Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam– Séc
Kính thưa các vị khách mời
Kính thưa chú Ngọc, cô Quý, chú Khiêm
Hôm nay kỷ niệm 60 năm Nhà thiếu nhi Việt Nam (Dětský Domov) chúng ta có dịp ôn lại những năm tháng đã xa của hơn 100 bạn nhỏ đã từng sống, học tập trong ngôi nhà Dětský Domov ỏ Chrastava, Liberec. Xin phép các vị khách mời, xin phép các thầy cô giáo, cho phép chúng tôi được ôn lại ít nhiều những kỷ niệm ngọt ngào mà chúng tôi đã gìn giữ, trân trọng trong trái tim mỗi người suốt 60 năm qua, những năm tháng bình minh của mỗi cuộc đời.
Thời kỳ từ 1956 – 1959
Đoàn học sinh Việt Nam gồm 100 người, là con em các chiến sĩ cách mạng được gửi sang Tiệp Khắc vào mùa hè năm 1956. Đoàn tập trung vào giữa tháng 3 đến đầu tháng 6 tại Trường Chu Văn An, Hà Nội. Ấn tượng sâu sắc nhất trong thời gian này là được thăm Bác Hồ tại Phủ Chủ tịch vào ngày 23 tháng 5 năm 1956. Khi Bác hiện ra ở lối đi. Tất cả chúng tôi hướng về Bác, hò reo “ Bác Hồ...Bác Hồ” trong niềm sung sướng khôn cùng. Chúng tôi được ăn kẹo của Bác, hát cho Bác nghe những bài hát thiếu nhi...mỗi lần nhớ lại, ký ức vẫn còn hôi hổi như thể Bác đang còn đâu đây, và chúng tôi vẫn còn là những cậu bé, cô bé hồn nhiên, ngây thơ như thuở nào.
Kính thưa Ngài Karel Srol, Phó Đại sứ CH Séc
Kính thưa bà Trần Minh Hiền, Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam– Séc
Kính thưa các vị khách mời
Kính thưa chú Ngọc, cô Quý, chú Khiêm
Hôm nay kỷ niệm 60 năm Nhà thiếu nhi Việt Nam (Dětský Domov) chúng ta có dịp ôn lại những năm tháng đã xa của hơn 100 bạn nhỏ đã từng sống, học tập trong ngôi nhà Dětský Domov ỏ Chrastava, Liberec. Xin phép các vị khách mời, xin phép các thầy cô giáo, cho phép chúng tôi được ôn lại ít nhiều những kỷ niệm ngọt ngào mà chúng tôi đã gìn giữ, trân trọng trong trái tim mỗi người suốt 60 năm qua, những năm tháng bình minh của mỗi cuộc đời.
Thời kỳ từ 1956 – 1959
Đoàn học sinh Việt Nam gồm 100 người, là con em các chiến sĩ cách mạng được gửi sang Tiệp Khắc vào mùa hè năm 1956. Đoàn tập trung vào giữa tháng 3 đến đầu tháng 6 tại Trường Chu Văn An, Hà Nội. Ấn tượng sâu sắc nhất trong thời gian này là được thăm Bác Hồ tại Phủ Chủ tịch vào ngày 23 tháng 5 năm 1956. Khi Bác hiện ra ở lối đi. Tất cả chúng tôi hướng về Bác, hò reo “ Bác Hồ...Bác Hồ” trong niềm sung sướng khôn cùng. Chúng tôi được ăn kẹo của Bác, hát cho Bác nghe những bài hát thiếu nhi...mỗi lần nhớ lại, ký ức vẫn còn hôi hổi như thể Bác đang còn đâu đây, và chúng tôi vẫn còn là những cậu bé, cô bé hồn nhiên, ngây thơ như thuở nào.
Vào đầu tháng 6/1956 chúng tôi tạm biệt khuôn viên trường Chu Văn An, nơi chúng tôi từ nhiều địa phương, nhiều hoàn cảnh đã trở thành bạn bè. Đến Bắc Kinh, đoàn dừng lại 4 ngày. Từ Bắc Kinh, chúng tôi lên tàu thẳng hướng lên phía Bắc. Chặng đường từ Bắc Kinh đến Moskva mất chừng một tuần lễ. Đến Moskva, Đoàn dừng lại chừng 4 giờ, chỉ kịp lướt qua một số đại lộ trên chiếc ô tô lớn. Qua đêm và ngày, chúng tôi đến biên giới Liên Xô – Tiệp Khắc vào ban đêm tại ga Chop. Sáng sớm tinh mơ chúng ta đặt chân đến Chrastava.
Kết thúc hành trình 18 ngày đêm trên con tàu liên vận. Đầu tháng 7 năm 1956 chúng tôi đến tòa nhà mới ở lưng chừng ngọn đồi đầy cỏ, hoa, lê và táo. Tại đây chúng tôi bắt đầu cuộc sống mới, vui chơi và học tập suốt những năm tiếp theo trên đất Tiệp Khắc. Bắt đầu làm quen với các môn học, những bài hát ngắn, mang âm hưởng dân ca. Vào rừng hái dâu, tìm nấm. Mùa hè chơi bóng chuyền, bóng ném, bóng đá... Mùa đông trượt tuyết, trượt băng, chơi hokey.
Kết thúc hành trình 18 ngày đêm trên con tàu liên vận. Đầu tháng 7 năm 1956 chúng tôi đến tòa nhà mới ở lưng chừng ngọn đồi đầy cỏ, hoa, lê và táo. Tại đây chúng tôi bắt đầu cuộc sống mới, vui chơi và học tập suốt những năm tiếp theo trên đất Tiệp Khắc. Bắt đầu làm quen với các môn học, những bài hát ngắn, mang âm hưởng dân ca. Vào rừng hái dâu, tìm nấm. Mùa hè chơi bóng chuyền, bóng ném, bóng đá... Mùa đông trượt tuyết, trượt băng, chơi hokey.
Cậu học trò Trương Công Nhân và thày hiệu trưởng Jan Tupý
Mùa hè 1958 Đoàn thăm thành phố Gottwaldov mà nay đổi tên thành Zlín, cách nơi ở hơn 300 km. Lần đầu tiên được ngồi trên cáp treo nhìn toàn cảnh vùng đồi núi Beskydy tuyệt đẹp. Hòa nhập với học sinh Tiệp, chúng tôi tham gia thâu gom sát phế thải, và được nhận lá cờ đầu trong phong trào này. Tham gia Hội diễn văn nghệ ở Bratislava và đã đoạt giải nhì toàn đoàn. Được mời đóng phim “Cerny Prapor” – được dịch là “Tiểu đoàn Lê Dương” đề tài về chiến tranh Việt Nam trong kháng chiến. Phim này đã đoạt giải Liên hoan phim quốc tế cuối những năm 50 và công chiếu ở Việt Nam vào đầu những năm 60 thế kỷ trước. Đón năm mới 1958 một số anh chị em được về sống chung với gia đình Tiệp ở thành phố Liberec để cảm nhận cuộc sống và tình cảm của người dân đối với chúng tôi, những đứa trẻ Việt Nam vừa mới bước ra khỏi cuộc chiến tranh.
Bác Hồ với các cháu thiếu nhi ở Chrastava (7-1957)
Trong 3 năm, chúng ta được đón tiếp nhiều đoàn đại biểu cấp cao từ Việt Nam sang. Ấn tượng sâu sắc nhất là vào tháng 7 năm 1957, lần thứ 2 được đón Bác Hồ. Buổi sáng hôm đó dọc con đường từ Nhà thờ Chrastava dẫn đến Nhà thiếu nhi, dân chúng địa phương đã chờ đợi, chào đón Bác. Năm sau Nhà thiếu nhi còn được đón tiếp bác Tôn Đức Thắng, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh. Sống xa đất nước nhưng chúng tôi được quan tâm chu đáo. Vào dịp nghỉ lễ, các anh chị sinh viên ở ở Praha và nhiều thành phố khác đến thăm, giúp đỡ chúng tôi trong học tập, cùng vui chơi. Các thầy cô Tiệp tận tình chăm sóc những đứa bé từng giấc ngủ, bữa ăn, từng giờ học, từng buổi vui chơi. Các thày cô chỉ bảo từ những việc nhỏ nhặt nhất trong sinh hoạt như cách cầm thìa dĩa, khi ăn không nói chuyện, cách buộc dây giày, cài khuy áo khi ra tuyết, cách trượt băng. Và đã tạo cho chúng tôi một cuộc sống đẹp đẽ của tình yêu thương, để chúng tôi, những đưa trẻ chịu nhiều mất mát trong chiến tranh thành anh em trong một gia đình. Nhiều năm sau, bạn bè trong số chúng tôi trở lại Tiệp Khắc học tập, công tác luôn tìm đến con đường dẫn về thị trấn Chrastava, thăm lại ngôi trường xưa, nơi lưu giữ một thời trong trẻo tuổi thơ. Có lẽ người cuối cùng đã từng phục vụ tại Dětský Domov mà chúng tôi được gặp lại, là bà y tá Tupá, vợ của Giám đốc Jan Tupý. Gần 60 năm gặp lại, bà vẫn nhớ chúng tôi, vẫn nhắc đến tên một số người. Bà còn hát cho chúng tôi nghe bằng tiếng Việt bài hát thiếu nhi quen thuộc ngày nào chúng tôi thường hát. Tất cả đã dần trôi về quá khứ, nhưng những hình ảnh và kỷ niệm về thầy cô giáo, những người phụ trách sinh hoạt hàng ngày của chúng tôi thì mãi mãi ấm áp trong trái tim mỗi người. Thầy Karen Burda, thầy Bursak, cô giáo J.Zatloukalova, Hana Koubova J. Cajova, ông Milan Kvoch, ông Jan Marcin, ông Kế toán trưởng Svoboda, người thợ già Partonhicek, ông thợ điện Benez v.v... Tình cảm ấy, tình yêu ấy, tấm lòng cao cả, tràn ngập yêu thương ấy của nhân dân và Nhà nước Tiệp Khắc, chúng tôi mãi mãi ghi nhớ, gìn giữ trọn vẹn trong trái tim mỗi người.
Thời kỳ từ 1959 – 1991
Theo chủ trương chung của Bộ Giáo dục, đầu tháng 7 năm 1959 Đoàn lại lên đường về nước. Chỉ một số anh chị lớn được quay lại Tiệp Khắc để theo học các trường Trung cấp hóa chất, công nghệ cơ khí. Đại bộ phận còn lại tập trung học tập tại các trường dành cho học sinh miền Nam ở Hà Đông và Hải Phòng. Sau một năm, chỉ học sinh miền Nam tập kết được ở lại đây học tiếp, số khác trở về với gia đình, tiếp tục sống và học tập tại địa phương mình. Rồi đất nước bước vào cuộc chiến tranh toàn diện. Nhiều anh em nhập ngũ. Các trường học, xí nghiệp, công sở sơ tán về thôn quê, miền núi. Mối liên hệ chỉ còn thưa thớt qua những bức thư viết vội. Nhưng chúng tôi vẫn lưu giữ những kỷ niệm thời đáng yêu - tuổi niên thiếu trên đất Tiệp. Hy vọng vào một ngày nào đó 100 trứng Âu Cơ – Lạc Long Quân trở về tìm lại tổ ấm xưa. Ngày đó rồi sẽ đến, nhưng cũng phải chờ đợi thêm một thời gian khá lâu. Thời hậu chiến chất chòng khó khăn. Mỗi người phải bươn chải, chi chút cho tổ ấm riêng của mình. Đến năm 1991, “điều ước” xưa dần dần thành hiện thực. Lần theo từng địa chỉ và từ mỗi đường dây tìm kiếm, sau vài tháng chúng tôi đã có liên lạc với chừng 30 bạn chủ yếu ở quanh Hà Nội. Chúng tôi thông báo lên Báo Hà Nội Mới và trên Truyền hình Việt Nam. Buổi gặp gỡ đầu tiên đã được thực hiện vào mùa hè năm 1992 tại Trụ sở Liên hiệp các tổ chức hữu nghị 105A Quan Thánh. Đó là một sự kiện lịch sử của Ngôi nhà chung Dětský Domov.
Thời kỳ từ 1992 – 2016
Buổi đầu họp mặt thật cảm động như anh em trong gia đình lâu ngày gặp lại, hồn nhiên, thân tình. Mới chừng 20 người, nhưng từ đốm lửa ban đầu hy vọng sẽ làm nên bó đuốc. Số anh em sau này quy tụ ngày thêm nhiều hơn. Giờ đây chúng tôi đã trưởng thành. Nhiều người là sĩ quan quân đội, là bác sĩ, phóng viên mặt trận, nhà quản lý trong bộ máy Nhà nước, doanh nghiệp, giáo viên, kỹ sư, tiến sĩ trong nhiều ngành công nghệ, có người làm việc trong Sứ quán CH Séc, CH Slovakia, dịch giả văn học, biên soạn tự điển Tiệp - Việt. Vâng, thưa các bạn, cũng có người đã hy sinh trong chiến tranh. Chia vui, chia buồn, kỷ niệm 40 năm, 50 năm hình thành Nhà thiếu nhi Chrastava, mừng thượng thọ cô giáo, thầy giáo mà chúng ta yêu mến gọi là Cô Chú, như người thân trong Đại gia đình.
Cựu học sinh Nhà thiếu nhi VN ở Chrastava chuẩn bị tặng hoa và quà thày cô giáo cũ người Việt
Cũng trong thời gian đó anh chị em TP. HCM bắt đầu gặp gỡ thường xuyên hơn. Đến năm 2006 chính thức họp mặt, quy tụ trên 20 bạn. Niềm vui sum họp của chúng tôi chưa thật trọn vẹn khi nghĩ đến những người bạn của chúng tôi đã sớm ra đi. Đó là Đinh Quốc Toản, cậu bé ít tuổi nhất Đoàn, Chị Tạ Thị Phụng, Nguyễn Thị Hoa, anh Phạm Đức Kha, Đỗ Văn Thủ, Hoàng Trí Dũng, Nguyễn Xuân Chuẩn, Hoàng Chính Nghĩa, Nguyễn Ngọc Cận, chị Dương Thị Độ, anh Doãn Chấn Việt. Tôi muốn đọc họ tên đầy đủ của những người bạn đã khuất, hy vọng ở thế giới bên kia hồn thiêng các bạn hiện về cùng chúng tôi trong ngày họp mặt, ấm áp tình anh em này. Trong tâm tưởng chúng tôi hình ảnh các bạn vẫn nguyên vẹn như hồi nào đã cùng sống, đã gắn kết bạn bè 60 năm qua. Tôi xin phép Quý khách mời, xin phéo chú Ngọc, cô Quý, chú Khiêm cùng toàn thể anh chị em dảnh một phút tưởng niệm những người bạn của chúng ta đã khuất.
Kỷ niệm 60 năm Nhà thiếu nhi Chrastava, tuy không được thật đầy đủ như mong muốn, song được nhìn thấy niềm vui, trẻ trung hiện lên trên từng khuôn mặt, sự gắn bó bè bạn theo năm tháng, càng trở nên chân thành, sâu sắc hơn. Đó là điều tất cả anh chị em chúng tôi mong ước và trân trọng. Trong buổi họp mặt thân mật này, chúng tôi thật sự cảm kích được đón tiếp đại diện sứ quán 2 Nhà nước Czech và Slavakia, được bày tỏ tính cảm chân thành của chúng tôi, hy vọng các vị cảm nhận, chia sẻ cùng chúng tôi những suy nghĩ, những tìm cảm mà chúng tôi đã nhận được từ những năm tháng sống trong Nhà Thiếu nhi Chrastava – Tiệp Khắc. Những người đã từng chăm sóc, dạy dỗ chúng tôi, giờ đây có người còn sống và nhiều người cũng đã yên nghỉ nơi cõi Vĩnh hằng. Nhưng trong trái tim chúng tôi, những phẩm chất cao quý của họ đã kết tinh trong mỗi chúng tôi, đem đến cho chúng tôi tình cảm sâu nặng với Nhân dân Tiệp Khắc, Nhà nước Tiệp Khắc mà ngày nay là hai quốc gia Séc và Slovakia.
Anh Đoàn Tử Diễn và chị Nguyễn Thị Mùi là hai trong 100 cựu thiếu nhi ngày ấy
Ngôi nhà đó đã giúp thêm chúng tôi nhen nhóm những phẩm chất làm người, buổi bình minh của mỗi cuộc đời, chúng tôi được tiếp nhận, được thấm thía một tình yêu đặc biệt – tình quốc tế thấm đẫm nhân văn. Chúng tôi có những người thầy, người cô mà chúng tôi kính trọng, gần gũi, yêu thương như ruột thịt. Có những người bạn, trong mỗi cảm giác sâu xa, tinh tế nhất, chúng tôi coi là anh em. Phải chăng đó là một di sản mà những năm tháng ấy Nhà thiếu nhi Chrastava truyền vào cơ thể chúng tôi cùng dòng máu trong sạch, tươi nguyên tuổi thiếu thời. Trong khoảnh khắc này, các bạn hãy đặt bàn tay mình lên ngực. Trái tim trong sáng, thủy chung, sẽ mách bảo: Vâng, thưa các bạn, đó là một di sản, không dễ trong đời ai cũng có, đã đem đến cho chúng ta cảm nhận giá trị chân thực của cuộc sống, của tình người. Di sản tinh thần vô giá ấy sẽ đồng hành cùng ta đi trọn cuộc đời.
Xin được cảm ơn các vị khách mời. Xin được cảm ơn thầy cô của chúng tôi. Xin cảm ơn các bạn.
Xin được cảm ơn các vị khách mời. Xin được cảm ơn thầy cô của chúng tôi. Xin cảm ơn các bạn.
Nguồn tin: Đoàn Tử Diễn
Các tin khác:
- TIỆC ÂM NHẠC GIỮA NHỮNG NGƯỜI BẠN II(20/08/2023 - 20:06:16)
- THÔNG BÁO HOẠT ĐỘNG MỪNG XUÂN QUÝ MÃO 2023(13/01/2023 - 09:02:03)
- Tin buồn(25/07/2020 - 00:00:00)
- Thông báo dừng thu nhận ủng hộ Việt Nam và CH Séc chống dịch bệnh Covid 19(26/03/2020 - 20:46:22)
- Thông báo về việc ủng hộ Việt Nam và CH. Séc chống dịch bệnh Covid 19(23/03/2020 - 00:00:00)
- THÔNG BÁO MỜI THAM DỰ TIỆC MỪNG XUÂN CANH TÝ 2020 VÀ GIẢI TENIS HỮU NGHỊ VIỆT-SÉC(15/01/2020 - 07:50:41)
- Thông báo triệu tập Đại biểu dự Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Hữu nghị Việt Nam - Séc lần thứ IV, nhiệm kỳ 2019 - 2024(06/06/2019 - 00:00:00)
- Thông báo chương trình hoạt động chào mừng Xuân Kỷ Hợi(28/01/2019 - 10:40:10)
- LIÊN HOAN PHIM SÉC – SLOVAKIA LẦN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM(01/11/2018 - 00:00:00)
- Đại sứ quán Cộng hòa Séc thông báo về việc mở Trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực ngắn hạn Schengen tại Hà Nội(08/10/2018 - 14:21:50)