Ngày đăng: 01/08/2009 - 17:28:52
Milan Kundera sinh ngày 01 tháng 4 năm 1929 ở Moravia của thành phố lớn thứ nhì nước cộng hòa Tiệp Khắc cũ, Brno. Cha là một nhạc sĩ dương cầm nổi tiếng, nhà nghiên cứu âm nhạc. “Gia học” của cha có ảnh hưởng không thể coi nhẹ đối với sáng tác của Kundera về sau. Sau khi trưởng thành, Kundera từng làm công nhân, xuất phát từ sự yêu thích đối với âm nhạc từng làm nhạc công twist. Ông được học ở trường âm nhạc Praha, thời kỳ ở đại học, trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Tiệp. Sau khi tốt nghiệp, ông đảm nhiệm giáo viên văn học ở Praha. Những năm 50 thế kỷ 20 trở đi, ông bắt đầu sáng tác văn học, đầu tiên xuất hiện trên văn đàn với tư cách nhà thơ trẻ. Năm 1953, ông xuất bản tập thơ đầu tay Con người, một vườn hoa bao la. Năm 1955, ông căn cứ vào ký sự văn học nổi tiếng Viết dưới giá treo cổ của anh hùng dân tộc Julius Fucik viết trong trại tập trung phát xít, sáng tác thơ dài tự sự Mùa xuân cuối cùng. Trong thơ khắc họa cơ sở tâm lý của chủ nghĩa anh hùng của nhân vật chính. Năm 1957, ông lại xuất bản tập thơ Độc bạch. Trong thơ thời kỳ đầu của Milan Kundera đã dường ẩn dường hiện lộ ra một số chủ đề tư tưởng nào đó dính dấp đến sáng tác thời kỳ sau của ông, đó tức là nghi ngờ và vặn hỏi đối với “niềm tin” và “chân lý”, đào sâu vào suy nghĩ đối với lịch sử. Trong một bài thơ tên là Khúc lãng mạn nhi đồng thành phố Farasan. Một đứa trẻ vào một thành phố đẹp đến giống như bánh sữa - thành phố Farasan. Đứa trẻ được công chúa để mắt xanh và sống đời sống giàu có, nhưng đứa trẻ không sao chịu đựng nổi thành phố này chỉ cho phép lộ ra vẻ vui sướng, không thể có tình tự lo buồn. Một con chó nhỏ nhân sủa lên một cách buồn rầu liền bị giam vào nhà ngục, cuối cùng đứa trẻ và con chó nhỏ cùng rời khỏi thành phố Farasan. Đứa trẻ hỏi cha, cha thường nói thế giới có một ngày sẽ giống như bánh sữa, nó sẽ giống như thành phố Farasan ư? Những năm 60 thế kỷ 20 trở đi, Kundera dạy ở trường điện ảnh cao cấp Praha. Ông ở hai phương diện văn học và điện ảnh đều tiến hành thăm dò tích cực. Ở phương diện điện ảnh, ông và học sinh của ông đều lập nên thành tích rất lớn để phục hưng sự nghiệp điện ảnh dân tộc Tiệp Khắc. Về văn học, sáng tác của ông đã từ thơ chuyển sang tiểu thuyết. Năm 1963, Kundera xuất bản tập truyện ngắn Những mối tình nực cười. Năm 1965, Kundera hoàn thành tiểu thuyết dài Chuyện đùa, cuốn tiểu thuyết này khi xuất bản gặp trùng trùng trở lực. Đồng thời, các kiểm tra viên mong tác giả cắt bỏ một thuật ngữ thông dụng trong sách - “trại trừng giới”, thuật ngữ đó chỉ đội ngũ binh sĩ đương thời nhân về chính trị không được tin cậy mà bị đưa vào danh sách riêng, không có vũ trang mà chỉ là tập trung lại phục dịch vất vả. Kiểm tra viên cho rằng loại bộ đội đó trên pháp luật không tồn tại, nhưng Kundera không đồng ý cắt bỏ. Do đó tiểu thuyết bị gác lại đến năm 1967 hình thế chính trị biến động dữ dội mới được xuất bản. Sau khi cuốn tiểu thuyết đó xuất bản, Kundera bỗng thành nhà văn lớn trong nước, và bắt đầu được thế giới chú ý. Kundera năm 1969 hoàn thành trứ tác quan trọng của ông Cuộc sống không ở nơi đây, xét từ trạng huống đương thời, tác phẩm đó đã không thể xuất bản ở tổ quốc ông, mà vào năm 1973 lần đầu ra đời bằng bản Pháp văn. Cuộc sống không ở nơi đây, khiến Kundera được giải thưởng văn học ngoại quốc của Pháp năm 1973 - giải thưởng Médicis. Đó là một câu chuyện về số phận của nhà nghệ thuật. Nhà thơ trẻ Jaromil từ nhỏ bẩm sinh có thiên phú, được mẹ khơi gợi và bồi dưỡng anh thành một thanh niên mẫn cảm mà giàu tình cảm mạnh mẽ. Nhưng tình yêu quá mức thậm chí bệnh hoạn của mẹ đối với Jaromil khiến Jaromil cảm thấy bị đè nén. Anh khao khát có thể thoát khỏi sự trùm phủ của tình yêu của mẹ để thành thục lên. Anh khao khát sống ở nơi khác, khao khát sự vật cao quý mà vĩnh hằng. Nhưng Jaromil nhân tìm kiếm đối với cao cả và vĩnh hẳng mà mất cô gái anh yêu, triệt để hủy diệt đời sống của mình. Anh cuối cùng tự tử dưới nước, suốt cả một đời chưa thể thực hiện lý tưởng của anh: “Tôi cần chết ư? Thế thì để tôi chết trong lửa dữ đi”. Thanh xuân, tình yêu và cách mạng trong tác phẩm đan xen với nhau một cách quán xuyến trước sau, vừa có suy nghĩ về số phận con người dưới tình huống lịch sử đặc định, vừa thể hiện ra sự thăm dò bản chất của số phận và lịch sử. Năm 1975, Kundera bị bức rời khỏi tổ quốc ông, lưu vong sang Pháp. Ông ở Pháp tiếp tục theo đuổi sáng tác. Năm 1976, ông xuất bản tiểu thuyết dài Điệu van giã từ. Tác phẩm này được giải thưởng văn học ngoại quốc của Italia - giải thưởng Mondro. Nó miêu tả chặng đường sống và chặng đường tư tưởng của phần tử trí thức Tiệp Khắc trong giai đoạn lịch sử đặc thù sau chiến tranh. Vẫn như trước thể hiện ra suy nghĩ đối với lịch sử và số phận và thứ phúng thích và tự trào vừa hí hước vừa bất lực của Kundera. Cái mà tác phẩm miêu tả là câu chuyện xảy ra ở một khu điều dưỡng suối mỏ gần Praha, là một “nơi tụ họp để giã từ”. Cuộc tụ họp hỗn loạn này cuối cùng kết thúc bằng bi kịch, trong giọng văn thoải mái và trào phúng hí hước mang nỗi bâng khuâng và buồn rầu sâu xa. Jakub để có thể nắm được số phận của mình mà không thể không mang theo bên mình thuốc độc, để tiện giải quyết cái chết của mình; Ruzena sau khi cùng ngỏ tình yêu với Batrite chuẩn bị bắt đầu cuộc đời mới, nhưng lại uống lầm thuốc độc mà chết; Climar để củng cố tình yêu của anh ta đối với vợ mà không ngừng theo đuổi phụ nữ, thường sa vào cảnh bầy hầy mà nực cười khó mà tự rút ra được. Cùng năm, Kundera còn xuất bản tiểu thuyết dài Sách cười và lãng quên. Trong tác phẩm này, Kundera biểu hiện ra sự thăm dò tìm kiếm tự giác đối với văn thể, dần dần chệch khỏi tác phẩm thời kỳ đầu gần với truyền thống, mà bắt đầu đi theo hướng phong cách “lượn tròn”, “phức điệu” và “kiểu tản văn”, tác phẩm thời kỳ sau thể hiện ra. Kundera trong tác phẩm đối với mệnh đề “cười” và “quên” tiến hành sự phân tích và suy nghĩ sâu sắc, chỉ ra “cuộc đấu tranh của con người với cường quyền là cuộc đấu tranh của nhớ và quên”. Tất cả cái đó đều khiến Sách cười và lãng quên có một phong cách riêng, và lại lần nữa tăng cường chủ đề suy nghĩ và chất vấn trong tác phẩm của Kundera: cường quyền và nhân tính, lịch sử và tồn tại. Năm 1984, Kundera lại xuất bản tiểu thuyết dài Cái nhẹ không thể chịu đựng nổi trong tồn tại. Tác phẩm này tiến một bước xây dựng vững chắc địa vị của Kundera coi là nhà văn vĩ đại, được coi là “một trong những tiểu thuyết vĩ đại nhất thế kỷ 20”. Cái nhẹ không thể chịu đựng nổi trong tồn tại là tác phẩm tiêu biểu thời kỳ sau của Kundera. Trong tác phẩm này, không chỉ phong cách “lượn vòng’, “phức điệu”, “khúc biến tấu” và “kiểu tản văn” của “kiểu Kundera” phát triển đến độ cao tự nhiên như không, thuần thục, Kundera suy nghĩ đối với chủ đề mà ông xử lý cũng đạt tới cấp bậc mới. Kundera trong tác phẩm từ một loạt vấn đề triết học, chính trị căn bản - như nhẹ và nặng, linh hồn và xác thịt, mị tục, chuyển thế luân hồi v.v... - tiến hành đi sâu phân tích, lộ rõ mà không mất hàm súc, thâm trầm mà không mất hí hước, tất cả cái đó đều chứng tỏ sáng tác của Kundera đạt tới độ cao mới. Năm 1986, Kundera dùng Pháp ngữ xuất bản tập tiểu luận Nghệ thuật tiểu thuyết. Trong tập tiểu luận này, trình bày quan điểm của ông đối với những khái niệm quan trọng như “tiểu thuyết Âu châu”, “sự diệt vong của tiểu thuyết”, “tương lai của thể tài”, “hiện đại” v.v... nêu rõ hàm nghĩa phong phú và sâu xa của từ then chốt quan trọng trong tác phẩm của ông - “tồn tại”, “nhẹ”, “nặng”, “mị tục”, “quên”, “Âu châu”, chỉ ra cái mà tiểu thuyết phải làm là phải “phát hiện cái chỉ có tiểu thuyết mới có thể phát hiện”. Kundera cho rằng chức trách của nhà tiểu thuyết chính là phải tìm quê hương mới cho tinh thần và tồn tại trong thời đại lý tính chủ nghĩa từ Galileo và Defoe đến nay. Ông nói: “Nếu một cuốn tiểu thuyết chưa thể phát hiện bất kỳ ý nghĩa nhỏ giọt một về sinh tồn cho đến nay chưa biết, nó thiếu chân nghĩa. Nhận thức là chân nghĩa duy nhất của tiểu thuyết”. Sáng tác của Kundera có thể nói là vẫn cứ thực tiễn nguyên tắc này một cách tự giác. Ngoài những tác phẩm kể trên, Kundera còn sáng tác kịch, đã xuất bản vở kịch Jacques và chủ nhân của anh ta. Tác phẩm ra đời tiếp đó là tiểu thuyết dài Sự bất tử (1990). Trong tác phẩm này, Kundera tiếp tục vặn hỏi và nêu nghi ngờ của ông đối với tầng sâu của lịch sử và tồn tại. Bảy chương ngắn vừa độc lập vừa liên hệ với nhau khiến tác phẩm có kết cấu hồn nhiên nhất thể, về tư tưởng và nghệ thuật đều có tiến triển mới. Rồi đến những tiểu thuyết Nhứng di chúc bị phản bội (1993), Chậm rãi (1995), Bản nguyên (1997), gần đây nhất là tiểu thuyết ngắn Sự ngu dốt và tập tiểu luận Tấm ri đô. “Con người thì suy nghĩ, Thượng đế thì cười” Phân tích tác phẩm chủ yếu Hegel nói: “Lịch sử hùng vĩ và rộng rãi hơn thiên nhiên”. Lịch sử Tiệp Khắc thế kỷ 20 là sóng to gió lớn mà lại trầm uất bi phẫn. Nhà văn Tiệp Khắc trưởng thành dưới bối cảnh tình cảm mạnh mẽ của cách mạng, sự áp chế của cường quyền, sự bóp méo của nhân tính và sự lặp lại của lịch sử, họ một phương diện bẩm sinh kế thừa sự lạc quan và khí chất trào phúng trong thiên tính dân tộc Tiệp Khắc, một phương diện nhìn thấy trong chế độ xã hội và giai đoạn lịch sử mới bộc lộ ra mâu thuẫn về chính trị, triết học, đạo đức phức tạp. Suy nghĩ và dò hỏi của họ bởi thế sâu sắc mà không mất hí hước, buồn thương mà không phải là không trầm thống, tìm kiếm mà không thiếu nghi ngờ. Cũng chính là thứ trầm tích của lịch sử đó khiến Kundera khi xử lý vấn đề mà ông đối mặt có cảm giác lịch sử sâu nặng và tinh thần hoài nghi của trí tuệ sáng suốt. Theo Kundera nhìn, không phải là một chế độ cực quyền cụ thể nào đó phải chịu sự khiển trách, mà là tất cả mọi chế độ đều phải chịu sự khiển trách; không phải là một giai đoạn lịch sử nào đó phải chịu sự thẩm tra, mà là phải tiến hành cật vấn đối với bản thân lịch sử; không phải là một nước nào đó hoặc một cá nhân nào đó phải chịu sự cười nhạo, mà là bản thân của tồn tại phải bị hoài nghi. Chuyện đùa là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Kundera đặt câu hỏi đối với lịch sử. Đó là một câu chuyện về tình yêu và báo thù. Hai đường dây của nó đan xen với nhau mà khó tách rời; sinh viên đại học, phần tử tích cực của đảng Ludvic yêu nữ đồng học Margeta xinh đẹp đoan trang, hy vọng có thể cùng cô đi nghỉ hè. Nhưng Margeta nghỉ hè lại được phái đi nơi xa tham gia lớp bồi huấn đảng viên kỳ nghỉ hè, cô viết thư cho Ludvic nói sinh hoạt ở đây vui vẻ mà lành mạnh, Ludvic xuất từ tâm lý đùa cợt gửi cho cô một tấm bưu thiếp viết mấy câu như sau: “Chủ nghĩa lạc quan là thuốc phiện làm ma túy nhân dân. Không khí lành mạnh tỏa ra hơi thối ngu muội! Trotsky muôn năm!”. Trò đùa ấy khiến anh ta trả ra cái giá nặng nề, hủy cuộc sống một đời anh. Cái mà năm 1948 Tiệp Khắc yêu cầu là “không chau mày, chỉ mang vẻ mặt tươi cười”. Bất kỳ người nào nếu không tỏ ra anh ta sống được rất tốt, “thì sẽ lập tức khiến người nghi ngờ anh ta không vui đối với thắng lợi của giai cấp công nhân, hoặc giả khiến người nghi ngờ anh ta chìm đắm một cách tự tư trong thứ buồn thương cá nhân nào đó”. Ludvic sau khi bị khai trừ đảng tịch, học tịch, lại bị đưa vào “trại trừng giới”, đến các khu mỏ làm nghĩa vụ quân sự và phục dịch vượt thời hạn mấy năm. Sau đó anh lại hoàn thành học nghiệp đại học, được thuê vào làm trong một cơ cấu nghiên cứu khoa học ở Praha. Ở đây anh ngẫu nhiên gặp Helena vợ của Gemannik từng khai trừ đảng tịch anh. Thù hận tích lũy thời gian dài khiến anh quyết định thông qua một cuộc “lừa về tình dục” để trả thù Gemannik. Nhưng khi anh đắc thủ và tự cho là làm nhục được Gemannik, mới biết quan hệ của Helena với Gemannik đã tan vỡ, Gemannik đã lắc mình một cái biến thành người chống chủ nghĩa Stalin và anh hùng của tư tưởng giải phóng. Sự báo thù của anh đã biến thành không có ý nghĩa gì, giống như một trò đùa trống rỗng khác, trào lộng mình một cách vô tình. Một đường dây khác của tiểu thuyết là tình yêu. Đó là một tình yêu tuyệt vọng linh hồn và xác thịt tách lìa, Ludvic khi ở “trại trừng giới” yêu cô gái Luci làm việc ở gần trại. Luci hàng ngày từ nghĩa địa công cộng hái trộm hoa tặng cho tình nhân Ludvic bị nhốt trong lưới dây thép. Tình yêu chân thành đó là điểm sáng duy nhất trong tiểu thuyết. Ludvic hy vọng lấy cái đó để cứu vớt mình, xác chứng tự ngã, nhưng cái mà Luci khao khát là tình yêu tinh thần thuần túy, mà sống dựa vào nhau cách lưới dây thép. Ác mộng thời thơ ấu bị lăng nhục vẫn cứ vấn vít lấy Luci, khiến tình yêu tinh thần của nàng tuyệt đối gạt bỏ tìm kiếm về nhục dục. Thứ xung đột đó khiến tình yêu của Ludvic thành một cảnh mộng. Nhiều năm về sau, khi Luci nhận thức được tình yêu đích thực bao dung cả xác thịt thuần chính, Ludvic coi là một người báo thù xuất hiện. Ludvic nhận thức được Luci là người phụ nữ duy nhất mà mình yêu, nhưng hai người họ lại chưa thể nối lại tình yêu thời trẻ, bởi vì tình yêu đã thành vũ khí báo thù trong tay Ludvic, mà không lại là sự cứu vớt sinh mệnh và xác chứng tự ngã. Nói cách khác, bởi vì khi họ gặp lại nhau sau nhiều năm, tình yêu đã biến thành không có khả năng, bởi vì tình yêu đã thành một trò đùa. Thông qua một câu chuyện tình yêu và báo thù như vậy, Kundera chỉ ra, đùa cợt là số phận của một đời người, là số phận của lịch sử. Ludvic nhân một trò đùa mà hủy diệt cả một đời, vĩnh viễn bị ném ra ngoài quỹ đạo của sinh mệnh anh ta; Helena sa vào cạm bẫy của Ludvic, mà Ludvic và những người còn lại lại đều sa vào cạm bẫy của trò đùa lịch sử bày ra cho họ. “Chịu sự mê hoặc của tiếng nói không tưởng, họ liều mạng chen vào cửa lớn của thiên đường, nhưng khi cửa lớn đột nhiên đóng sầm một tiếng đằng sau họ, họ lại phát hiện mình ở trong địa ngục”. Nhưng thứ vị trí sai của nhân sinh không có cách nào hoàn nguyên, sự bậy bạ của sinh mệnh không người nào có thể thoát ra khỏi, sau khi vào địa ngục, không ai có thể chạy trốn khỏi dòng thời gian. Trong Điệu van giã từ, Jakub vĩnh viễn không có cách nào lấy ra viên thuốc độc đó. Trong Cuộc sống không ở nơi khác, Jaromil gần như một cách tuyệt vọng đi tìm kiếm sự cao cả trong một thời đại đã không có sự cao cả, lại một cách hoạt kê biến thành một tên khốn bán đứng tình nhân. Trong Sách cười và lãng quên, cái duy nhất có thể chứng minh sinh mệnh là cái mũ của Clekitis lưu ở trên đầu Goetvard, tất cả những cái khác đều biến mất đến không thể nắm bắt. Tất cả mọi cái sinh mệnh, tồn tại, lịch sử đều biến mất trong “trò đùa”, vĩnh viễn không trở lại, giống như Ludvic chỉ có thể trong trò chơi “ông vua cưỡi ngựa” hồi ức quá khứ, người ta chỉ có thể trong nhớ lại chuyện cũ trốn lánh trò đùa của lịch sử. Đối với bản thân lịch sử, đối với bất kỳ ảo tượng không tưởng nào hoặc tiên tri về thiên đường, đối với bất kỳ vị lai chỉ định và dự thiết nào, đó không phải là quy luật định sẵn, mà chỉ là “trò đùa” hết lần này đến lần khác của lịch sử. Ở đây Kundera lộ ra thái độ hoài nghi chủ nghĩa và khinh đời ngạo vật sâu xa trong tư tưởng ông. Thứ cật vấn đối với lịch sử và tồn tại trong Sách cười và lãng quên có được sự phát triển tiến một bước. Sách cười và lãng quên bao gồm bảy bộ phận độc lập với nhau lại liên hệ với nhau, giải thích lẫn nhau, thuyết minh lẫn nhau, đào sâu từng lớp chủ đề của tác phẩm - cười và quên đi, cười có cái cười của thiên sứ và cái cười của ma quỷ: cái cười của thiên sứ là bởi vì tất cả mọi cái trong thế giới của Thượng đế đều là cái có ý nghĩa, đều là cái vui sướng. Họ tùy thời chuẩn bị treo cổ bất kỳ ai không bằng lòng chia hưởng vui sướng. Mà quỷ thì bởi vì thế giới của Thượng đế đối với y mà nói là vô cùng ngu xuẩn, vô cùng tự cho là phải. Mà hai loại cười này, có khi thậm chí “không có cách nào dùng ngôn từ để khu phân chúng”. Cười còn có cái cười trào phúng và cái cười phúng thích: khi trên đầu Goetvard đội cái mũ của Clekitis, mà khi Clekitis coi là một bộ phận của lịch sử đã bị vĩnh viễn xóa bỏ, cái cười của chúng ta chính là như vậy. Quên đi là công cụ của cường quyền. Kundera mượn mồm Miswek nói: “Cuộc đấu tranh của con người với cường quyền là cuộc đấu tranh của nhớ và quên”. “Tất cả mọi chính đảng, tất cả mọi quốc gia, tất cả mọi người xóa đi lịch sử”. Dùng quên để xóa đi lịch sử, để tiện viết lại lịch sử. Miswek từ chối thứ quên ấy, anh từ chối không hối quá, do đó anh bị theo dõi, thẩm tra, cuối cùng bị nhốt vào nhà giam. Thứ đấu tranh giữa quên đi và nhớ lại là cuộc đấu tranh của con người với cường quyền. Nhưng Kundera vẫn chưa dừng lại ở đây. Ông chỉ ra thậm chí bản thân “đấu tranh” cũng đáng được hoài nghi. Đó là một “từ nực cười vô hạn”. “Đấu tranh” của Miswek chỉ là có được một thứ giả tưởng của số phận, chỉ là để sáng tạo một thứ “cảm giác tốt đẹp”, giống như anh hùng trên vải vẽ vậy, “ngã xuống đất, trong tay cầm súng lục, cánh tay dòng dòng chảy máu”. Lúc đấu tranh cũng biến thành đáng hoài nghi như vậy, cái Kundera có thể làm là cái “cười” trào phúng tràn đầy tinh thần hoài nghi. Có nhà phê bình cho rằng Cái nhẹ không thể chịu đựng nổi trong tồn tại là một trong những cuốn tiểu thuyết vĩ đại nhất thế kỷ 20. Kundera mượn cái đó giữ vững địa vị nhà văn còn đang sống vĩ đại nhất trên thế giới. Dịch giả Trung Quốc Hàn Thế Công nói: “Cuốn sách này nhìn từ góc độ lý luận, không phải là văn học theo nghĩa hẹp, mà là sách đọc theo nghĩa rộng. Dựa theo lý luận tiểu thuyết truyền thống, cuốn sách này tỏ ra chẳng thuộc thể loại nào cả. Nó là kết hợp giữa lý luận và văn học kết hợp giữa tạp đàm và truyện, còn là kết hợp giữa hư cấu và tả thực, kết hợp giữa mộng ảo và hiện thực, kết hợp giữa ngôi thou nhất và ngôi thứ ba, kết hợp giữa tính thông tục và tính cao nhã, kết hợp giữa phái hiện thực truyền thống và phái tiên phong hiện đại”. Nhưng chính là những kỹ xảo biểu hiện mang tính sáng tạo đó rất hài hòa phục vụ cho nội dung. Không chỉ khiến sách này nhờ chất lượng mang tính độc đáo của nó có được sinh tồn của bản thân và lưu truyền rộng rãi, mà còn bức khiến người ta không thể không suy nghĩ lại “tiểu thuyết” rốt cuộc là vấn đề gì? Nó ở trên lịch sử tiểu thuyết lại một lần làm lung lay khái niện “tiểu thuyết” đã có. Cái nhẹ không thể chịu đựng nổi trong tồn tại là tác phẩm mang lại tiếng tăm càng lớn cho Kundera. Kundera trong tác phẩm này đột xuất hơn cả thăm dò vấn đề “mị tục” và “cái nhẹ trong tồn tại”. Theo Kundera nhìn, mị tục là “cách làm không chọn thủ đoạn để chiều theo tâm thái của đại đa số người”. Mị tục “đem ngu muội của mô thức định sẵn dùng ngôn ngữ và tình cảm đẹp đẽ để tô điểm cải trang”. Dưới chế độ cực quyền, cá tính, hoài nghi, trào phúng đều sẽ bị cấm chỉ, bởi vì nó chệch khỏi mô thức định sẵn, không ăn nhập chút nào với mị tục. Sabinna trong tác phẩm một đời đều chống lại, là bởi vì coi mị tục là kẻ tử thù. Nàng kêu lên: “Kẻ thù của tôi là mị tục, không phải là chủ nghĩa cộng sản!”. Nàng từ phản đối mị tục đi trên con đường hoài nghi tất cả, mà khi con của Tomas yêu cầu Tomas ký tên trên thư thỉnh nguyện giúp đỡ chính trị phạm, người cha từ chối, tuyên bố thư thỉnh nguyện không giúp ích gì cho chính trị phạm, chỉ là thủ pháp của những người phát động mưu đồ dẫn tới sự chú ý, cũng là một thứ “mị tục”. Kundera cũng thăm dò sâu “cái nhẹ của tồn tại”. Tomas vào thời trẻ ngẫu nhiên gặp được chiêu đãi viên nông thôn Tereza, yêu nàng và kết làm vợ chồng. Nhiều năm sau, Tiệp Khắc xảy ra biến động, Tomas sau khi chạy sang Thụy Sĩ an toàn lại mạo hiểm trở về Tiệp Khắc. Bởi ông ta không có cách nào bỏ được Tereza, kết quả ông ta cuối cùng chết ở Tiệp Khắc. Nguyên nhân thúc đẩy Tomas có quyết định ảnh hưởng đến một đời là kết quả của một loạt “ngẫu nhiên” dẫn tới. “Cái nhẹ của tồn tại” là chân thực như vậy và khó chịu đựng nổi như vậy, thế thì, tồn tại và lịch sử, nhân sinh và đạo đức, những cái đó đều sẽ bị suy xét lại. Sáng tác của Kundera mượn cái đó đạt tới độ cao tư tưởng mới. Kundera là sáng suốt sâu xa, độ cao ông ở vào khiến ông nhìn thấy sự trầm trọng và bậy bạ của số phận nhân loại, khiến ông có thể vượt khỏi thời gian ngắn ngủi và tầm nhìn hẹp hòi để nhìn bản thân tồn tại. Ông chỉ ra: “Nhà tiểu thuyết vừa không phải là nhà sử học, vừa không phải là nhà tiên tri, ông ta là người thăm dò tồn tại”. Độ sâu mà mũi khoan tư tưởng của Kundera có thể đạt tới, của cải tinh thần dồi dào về tồn tại ông khai quật lên, đối với chúng ta vĩnh viễn là được hưởng ích lợi vô cùng. Chính như các nhà văn dân tộc Tiệp Khắc lớp trước: Hasek, Fucik, Kafka, tác phẩm của Kundera có giá trị cực kỳ quý báu. Đồng thời, chúng ta cũng nên nhìn thấy, do cảnh ngộ và thời đại khác nhau, do góc độ quan sát khác nhau, đặc biệt là do sự sai biệt của quan niệm đối với lịch sử và cách mạng, chúng ta cần một cách có phân tích đối đãi với tài nguyên khoáng sản trong tư tưởng của Kundera. Nhà văn Havel, nguyên Tổng thống Tiệp Khắc đã nói: “Tôi thấy được ông ta thành tù binh của chủ nghĩa hoài nghi, bởi vì thứ chủ nghĩa hoài nghi đó không cho phép ông ta chịu đựng chế nhạo mà càng thêm dũng cảm”. Kundera từng nói: “Con người thì suy nghĩ, Thượng đế thì cười”. Nhưng Kundera không nhân thế ngưng suy nghĩ, sự suy nghĩ sáng suốt sâu xa đó của ông, ắt lay động những người đi tìm giải câu đố của lịch sử và tồn tại.
Nguồn: Xác và Hồn của tiểu thuyết. Biên khảo, lý luận phê bình của Hoài Anh. NXB Văn học, 4-2007. |
Nguồn tin: Trieuxuan.info
- TIỆC ÂM NHẠC GIỮA NHỮNG NGƯỜI BẠN II(20/08/2023 - 20:06:16)
- THÔNG BÁO HOẠT ĐỘNG MỪNG XUÂN QUÝ MÃO 2023(13/01/2023 - 09:02:03)
- Tin buồn(25/07/2020 - 00:00:00)
- Thông báo dừng thu nhận ủng hộ Việt Nam và CH Séc chống dịch bệnh Covid 19(26/03/2020 - 20:46:22)
- Thông báo về việc ủng hộ Việt Nam và CH. Séc chống dịch bệnh Covid 19(23/03/2020 - 00:00:00)
- THÔNG BÁO MỜI THAM DỰ TIỆC MỪNG XUÂN CANH TÝ 2020 VÀ GIẢI TENIS HỮU NGHỊ VIỆT-SÉC(15/01/2020 - 07:50:41)
- Thông báo triệu tập Đại biểu dự Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Hữu nghị Việt Nam - Séc lần thứ IV, nhiệm kỳ 2019 - 2024(06/06/2019 - 00:00:00)
- Thông báo chương trình hoạt động chào mừng Xuân Kỷ Hợi(28/01/2019 - 10:40:10)
- LIÊN HOAN PHIM SÉC – SLOVAKIA LẦN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM(01/11/2018 - 00:00:00)
- Đại sứ quán Cộng hòa Séc thông báo về việc mở Trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực ngắn hạn Schengen tại Hà Nội(08/10/2018 - 14:21:50)