Cuốn sách Cuộc đời với nhiều ngôn ngữ của nhà ngôn ngữ học Ivo Vasiljev - Một món quà quý giá cho các bạn trẻ Việt Nam nhân dịp mừng Năm mới Nhâm Thìn.
Ngày đăng: 19/12/2011 - 13:51:35
Những ngày gần Lễ Giáng sinh, bước chân vào các siêu thị sách ta mới thấy người Séc yêu sách đến nhường nào. Phong tục đẹp ở Việt Nam là tặng chữ, nét đẹp trong văn hóa truyền thống ở Séc là tặng sách. Tặng chữ và tặng sách là việc làm rất khó. Sách là món quà cao sang, thường chỉ để tặng cho những người bạn tri kỉ, tri âm. Người tặng sách ngoài việc am hiểu sở thích của người mình tặng còn muốn gửi gắm tình cảm, ước nguyện của mình đến người mình tặng, phải tự mình chọn sách và tự tay viết những lời đề tặng.
Dịp Nôel năm nay, trên thị trường sách xuất hiện một cuốn sách quý, đó là cuốn sách tự truyện „Cuộc đời với nhiều ngôn ngữ“ của nhà ngôn ngữ học Ivo Vasiljev. Trong cuộc đời mình, Ông đã học và sử dụng thành thạo các ngôn ngữ: (đến 7 tuổi), nhờ thân mẫu Ông là người Séc, thân phụ là người Nga nên Ông đã học được tiếng Séc và tiếng Nga, (từ 7 đến 9 tuổi) tiếng Đức, (12 tuổi) tiếng Anh, (13 tuổi) tiếng Pháp, (15 đến 18 tuổi) tiếng Đức, (15 đến 18 tuổi) tiếng Latinh, (18 đến 23 tuổi) tiếng Triều Tiên, (18 – 19 tuổi) tu luyện tiếp tiếng Anh, (21 tuổi) tiếng Nhật, (24 – 25) tiếng Pháp, tiếng Trung Hoa, (24 đến 28 tuổi) tiếng Việt, (41 đến 43 tuổi) tiếng Bungari, Ba Lan, (60 đến 67 tuổi) tiếng Mãlai, (61 đến 62 tuôi) tiếng Thái, (67 đến 73 tuổi) tự học nâng cao và phiên dịch tiếng Nhật, từ năm 2008, khi đã 73 tuổi) tiếng Hungari.
Sách của Ông được đông đảo bạn đọc chờ đợi vì Ông đã viết bằng chính trái tim và sự trải nghiệm của cuộc đời mình. Cuốn sách này của Ông mang tới cho người đọc nhiều điều thú vị: Học ngoại ngữ có khó không? Nên học ngoại ngữ từ lúc mấy tuổi. Phương pháp học thế nào để nhớ và vận dụng thành thạo các ngôn ngữ? Muốn giỏi ngoại ngữ thì phải kiên trì như thế nào trong suốt cả cuộc đời?
Với cuộc đời đa ngôn ngữ, Ông Ivo Vasiljev nổi tiếng như một công dân của chung cả thế giới. Nhưng đặc biệt, như Ông nói, một sự tình cờ đã đưa Ông đến với tiếng Việt và gắn bó cuộc đời Ông với Việt Nam suốt mấy chục năm nay. Xin được trích dịch một đoạn trong sách:
„(Năm 1959): Hàng ngày, trên đường đi làm về tôi vẫn hay ghé qua Viện Phương Đông ở phố Lázeňská để chờ vợ tôi là Zdenka, rồi chúng tôi cùng đi tầu điện về nhà ở Liboc (Praha). Vào một buổi chiều mùa xuân như bao buổi chiều khác, tôi đến đón nhà tôi thì nghe cô ấy kể: „Anh biết không, họ đang cần một người tốt nghiệp hệ Hán ngữ để làm nghiên cứu sinh tiếng Việt nhưng vẫn chưa có ai đăng ký“. Tôi reo lên: „Hay là anh đăng ký được không nhỉ?“. „Thì chính em cũng đã nghĩ như vậy“, nhà tôi vui vẻ tán đồng.
Lúc đó bỗng dưng người tôi như lên cơn sốt và không còn muốn nghĩ đến gì khác nữa. Về đến nhà tôi lục ngay cuốn sách Bách khoa toàn thư của Liên Xô ra để tìm đến những trang viết về Việt Nam. Hình như cả thẩy có chừng hai mươi, ba mươi trang gì đó. Tôi đọc một mạch rồi chạy ngay vào bếp, nơi vợ tôi đang kể cho cha mẹ tôi nghe về dự kiến mới của chúng tôi, reo lên: „Ở Việt Nam có rất nhiều điều kỳ diệu. Con sẽ bắt tay ngay vào việc này“.
Ngày hôm sau tôi lập tức đến gặp phó giáo sư Palát là phó giám đốc Viện Phương Đông để tham khảo ý kiến của ông. Ông vui vẻ hoan nghênh dự định của tôi. Bởi vì đến lúc đó vẫn chưa có ai trong hệ Hán văn đăng ký học tiếng Việt. Hình như họ không quan tâm. Mọi người đều đã có công việc ổn định hoặc đã có nhiều cơ hội khác để phát huy tiếng Hoa. Chẳng mấy ai muốn lao vào một ngôn ngữ khó nữa khi họ đã có trong tay một thứ tiếng khó rồi.
Có lẽ tôi khác họ. Tôi đã nhìn thấy một cơ hội để thực hiện mơ ước của mình là làm nghiên cứu sinh khoa học. Hơn nữa, tôi cũng muốn thử sức mình với một ngôn ngữ hoàn toàn khác biệt với những thứ tiếng mà tôi đã học, dù lúc đó tôi cũng đã mường tượng rằng tôi sẽ phải bắt đầu xây lâu đài từ những hạt cát đầu tiên. Theo giám đốc viện trưởng Viện Phương Đông, ai muốn học chuyên sâu về Việt Nam thì cần phải biết Hoa ngữ và Pháp ngữ. Đó là hai ngôn ngữ quan trọng, một là của nước láng giềng lớn và một là của nước thực dân cũ ở Việt Nam. Chỉ có thể thông qua hai ngôn ngữ đó mới tìm hiểu được những thông tin cần thiết nhất cho ngành Việt Nam học. Hơn nữa người đó cũng phải có những kiến thức cơ bản về phương đông học. Những yêu cầu đó chỉ phù hợp với người nào đã tốt nghiệp hệ Hán ngữ.
Tôi cũng đã nghĩ rằng kỳ thi làm nghiên cứu sinh sẽ không dễ dàng chút nào, bởi vì trong Hội đồng giám khảo không có ai chuyên ngành tiếng Việt, đơn giản là vì lúc đó ở nước ta chưa có ai. Hội đồng thi vì thế sẽ gồm nhiều nhà chuyên môn, mỗi người một lĩnh vực khác nhau rồi họ sẽ đánh giá tổng hợp lại. Vượt qua tất cả những khó khăn đó, tôi đã thành công trong kỳ thi tiếp nhận và từ ngày 1 tháng 9 năm 1959 tôi đã chính thức làm nghiên cứu sinh khoa học. Tôi sẽ có ba năm được nhận học bổng và đổi lại tôi sẽ phải bảo vệ thành công luận án khoa học để được nhận học vị phó tiến sĩ khoa học, trở thành một nhà khoa học.
Thời gian đầu việc học của tôi không đơn giản chút nào, bởi vì ở Praha lúc đó không có giáo viên tiếng Việt. Hơn nữa, ngoài tiếng Việt là đối tượng nghiên cứu chính, tôi còn phải hoàn thiện một khóa tiếng Pháp nữa và tự học thêm tiếng Hoa với một kỳ thi đọc các bài khóa chuyên môn bằng tiếng Hoa. Ở thư viện của Viện Phương Đông thời ấy cũng có khá nhiều tài liệu văn học thư tịch, qua đó tôi có thể tìm hiểu được nhiều kiến thức về lịch sử của Việt Nam và một số vấn đề về ngôn ngữ Việt, nhưng rất tiếc tất cả các sách giáo khoa tiếng Việt mà tôi kiếm được ở đó đều viết bằng tiếng Pháp và đã tương đối lạc hậu. Nếu không có giáo viên dậy thì những sách đó chẳng có tác dụng gì, bởi vì không thể tự học phát âm. Ngữ âm đối với một thứ tiếng xa lạ như tiếng Việt quả thật là một rào cản vô cùng to lớn“.
Cuốn sách „Cuộc đời với nhiều ngôn ngữ“ của nhà ngôn ngữ học Ivo Vasiljev sẽ ra mắt bạn đọc vào ngày 15.12.2011 và tiếp theo sẽ được bán tại các đại lí sách báo Việt Nam. Là người may mắn được quen biết Ông từ gần 40 năm nay, khi bắt đầu bước vào con đường dịch thuật, tôi rất hân hạnh được viết lời giới thiệu này với quý vị độc giả và các em, các cháu thanh niên, thiếu nhi. Cuốn sách này của Ông còn là một lời dạy bảo, khuyến khích các bạn trẻ Việt Nam hãy học giỏi các ngôn ngữ để hội nhập với thế giới, nhưng một điều rất quan trọng: trước tiên phải giỏi tiếng mẹ đẻ. Các gia đình trong cộng đồng người Việt nên dành món quà đặc biệt này cho các em các cháu nhân dịp Năm mới và Tết Nguyên Đán.
Tôi cũng đã xin phép Ông được dịch một số đoạn sang tiếng Việt và lần lượt giới thiệu trên báo chí của cộng đồng.
Sách của Ông được đông đảo bạn đọc chờ đợi vì Ông đã viết bằng chính trái tim và sự trải nghiệm của cuộc đời mình. Cuốn sách này của Ông mang tới cho người đọc nhiều điều thú vị: Học ngoại ngữ có khó không? Nên học ngoại ngữ từ lúc mấy tuổi. Phương pháp học thế nào để nhớ và vận dụng thành thạo các ngôn ngữ? Muốn giỏi ngoại ngữ thì phải kiên trì như thế nào trong suốt cả cuộc đời?
Với cuộc đời đa ngôn ngữ, Ông Ivo Vasiljev nổi tiếng như một công dân của chung cả thế giới. Nhưng đặc biệt, như Ông nói, một sự tình cờ đã đưa Ông đến với tiếng Việt và gắn bó cuộc đời Ông với Việt Nam suốt mấy chục năm nay. Xin được trích dịch một đoạn trong sách:
„(Năm 1959): Hàng ngày, trên đường đi làm về tôi vẫn hay ghé qua Viện Phương Đông ở phố Lázeňská để chờ vợ tôi là Zdenka, rồi chúng tôi cùng đi tầu điện về nhà ở Liboc (Praha). Vào một buổi chiều mùa xuân như bao buổi chiều khác, tôi đến đón nhà tôi thì nghe cô ấy kể: „Anh biết không, họ đang cần một người tốt nghiệp hệ Hán ngữ để làm nghiên cứu sinh tiếng Việt nhưng vẫn chưa có ai đăng ký“. Tôi reo lên: „Hay là anh đăng ký được không nhỉ?“. „Thì chính em cũng đã nghĩ như vậy“, nhà tôi vui vẻ tán đồng.
Lúc đó bỗng dưng người tôi như lên cơn sốt và không còn muốn nghĩ đến gì khác nữa. Về đến nhà tôi lục ngay cuốn sách Bách khoa toàn thư của Liên Xô ra để tìm đến những trang viết về Việt Nam. Hình như cả thẩy có chừng hai mươi, ba mươi trang gì đó. Tôi đọc một mạch rồi chạy ngay vào bếp, nơi vợ tôi đang kể cho cha mẹ tôi nghe về dự kiến mới của chúng tôi, reo lên: „Ở Việt Nam có rất nhiều điều kỳ diệu. Con sẽ bắt tay ngay vào việc này“.
Ngày hôm sau tôi lập tức đến gặp phó giáo sư Palát là phó giám đốc Viện Phương Đông để tham khảo ý kiến của ông. Ông vui vẻ hoan nghênh dự định của tôi. Bởi vì đến lúc đó vẫn chưa có ai trong hệ Hán văn đăng ký học tiếng Việt. Hình như họ không quan tâm. Mọi người đều đã có công việc ổn định hoặc đã có nhiều cơ hội khác để phát huy tiếng Hoa. Chẳng mấy ai muốn lao vào một ngôn ngữ khó nữa khi họ đã có trong tay một thứ tiếng khó rồi.
Có lẽ tôi khác họ. Tôi đã nhìn thấy một cơ hội để thực hiện mơ ước của mình là làm nghiên cứu sinh khoa học. Hơn nữa, tôi cũng muốn thử sức mình với một ngôn ngữ hoàn toàn khác biệt với những thứ tiếng mà tôi đã học, dù lúc đó tôi cũng đã mường tượng rằng tôi sẽ phải bắt đầu xây lâu đài từ những hạt cát đầu tiên. Theo giám đốc viện trưởng Viện Phương Đông, ai muốn học chuyên sâu về Việt Nam thì cần phải biết Hoa ngữ và Pháp ngữ. Đó là hai ngôn ngữ quan trọng, một là của nước láng giềng lớn và một là của nước thực dân cũ ở Việt Nam. Chỉ có thể thông qua hai ngôn ngữ đó mới tìm hiểu được những thông tin cần thiết nhất cho ngành Việt Nam học. Hơn nữa người đó cũng phải có những kiến thức cơ bản về phương đông học. Những yêu cầu đó chỉ phù hợp với người nào đã tốt nghiệp hệ Hán ngữ.
Tôi cũng đã nghĩ rằng kỳ thi làm nghiên cứu sinh sẽ không dễ dàng chút nào, bởi vì trong Hội đồng giám khảo không có ai chuyên ngành tiếng Việt, đơn giản là vì lúc đó ở nước ta chưa có ai. Hội đồng thi vì thế sẽ gồm nhiều nhà chuyên môn, mỗi người một lĩnh vực khác nhau rồi họ sẽ đánh giá tổng hợp lại. Vượt qua tất cả những khó khăn đó, tôi đã thành công trong kỳ thi tiếp nhận và từ ngày 1 tháng 9 năm 1959 tôi đã chính thức làm nghiên cứu sinh khoa học. Tôi sẽ có ba năm được nhận học bổng và đổi lại tôi sẽ phải bảo vệ thành công luận án khoa học để được nhận học vị phó tiến sĩ khoa học, trở thành một nhà khoa học.
Thời gian đầu việc học của tôi không đơn giản chút nào, bởi vì ở Praha lúc đó không có giáo viên tiếng Việt. Hơn nữa, ngoài tiếng Việt là đối tượng nghiên cứu chính, tôi còn phải hoàn thiện một khóa tiếng Pháp nữa và tự học thêm tiếng Hoa với một kỳ thi đọc các bài khóa chuyên môn bằng tiếng Hoa. Ở thư viện của Viện Phương Đông thời ấy cũng có khá nhiều tài liệu văn học thư tịch, qua đó tôi có thể tìm hiểu được nhiều kiến thức về lịch sử của Việt Nam và một số vấn đề về ngôn ngữ Việt, nhưng rất tiếc tất cả các sách giáo khoa tiếng Việt mà tôi kiếm được ở đó đều viết bằng tiếng Pháp và đã tương đối lạc hậu. Nếu không có giáo viên dậy thì những sách đó chẳng có tác dụng gì, bởi vì không thể tự học phát âm. Ngữ âm đối với một thứ tiếng xa lạ như tiếng Việt quả thật là một rào cản vô cùng to lớn“.
Cuốn sách „Cuộc đời với nhiều ngôn ngữ“ của nhà ngôn ngữ học Ivo Vasiljev sẽ ra mắt bạn đọc vào ngày 15.12.2011 và tiếp theo sẽ được bán tại các đại lí sách báo Việt Nam. Là người may mắn được quen biết Ông từ gần 40 năm nay, khi bắt đầu bước vào con đường dịch thuật, tôi rất hân hạnh được viết lời giới thiệu này với quý vị độc giả và các em, các cháu thanh niên, thiếu nhi. Cuốn sách này của Ông còn là một lời dạy bảo, khuyến khích các bạn trẻ Việt Nam hãy học giỏi các ngôn ngữ để hội nhập với thế giới, nhưng một điều rất quan trọng: trước tiên phải giỏi tiếng mẹ đẻ. Các gia đình trong cộng đồng người Việt nên dành món quà đặc biệt này cho các em các cháu nhân dịp Năm mới và Tết Nguyên Đán.
Tôi cũng đã xin phép Ông được dịch một số đoạn sang tiếng Việt và lần lượt giới thiệu trên báo chí của cộng đồng.
Nguồn tin: secviet.cz
Các tin khác:
- Skoda chính thức chào sân Việt Nam với bộ đôi Karoq và Kodiaq(24/09/2023 - 19:41:25)
- Cộng hòa Séc mong muốn hợp tác với Việt Nam trên các lĩnh vực(23/05/2023 - 19:53:45)
- Việt Nam là đối tác quan trọng nhất của Czech ở khu vực(21/04/2023 - 00:00:00)
- Đại hội lần thứ II Liên hiệp Hội người Việt Nam tại châu Âu(17/10/2022 - 19:55:29)
- Long trọng kỷ niệm 77 năm Quốc khánh Việt Nam tại Cộng hòa Séc(31/08/2022 - 19:37:22)
- ĐSQ Việt Nam tại Séc ghi bị chú nơi sinh vào hộ chiếu mẫu mới(03/08/2022 - 19:36:57)
- Việt Nam dự hội nghị Đối thoại cấp cao về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương(15/06/2022 - 19:50:59)
- Tình hình hỗ trợ sơ tán người Việt Nam từ Ukraine tại Séc và Slovakia(10/03/2022 - 19:49:44)
- Diễn đàn du học CH Séc 2022: Kết nối ước mơ - chinh phục tri thức cho sinh viên Việt Nam(28/02/2022 - 14:50:35)
- Ủy ban ASEAN tại Séc chung tay đồng hành chia sẻ khó khăn với xã hội(21/01/2022 - 09:33:26)