Tin mới
Người Việt ở Vlašim hài lòng với cuộc sống ở Séc

Ngày đăng: 08/07/2009 - 08:38:12

Tôi tên là Bùi Danh Tý nhưng ngay cả vợ tôi cũng thường gọi tôi bằng cái tên Séc là Fanda. Tôi đã sang Séc từ thời còn là Tiệp Khắc cũ 1986. Hiện nay tôi mở cửa hàng ăn ở Vlašim. Họ sống giữa cộng đồng người Séc, nhờ làm việc chăm chỉ mà họ đã hòa nhập thành công vào cộng đồng có nhiều nét văn hóa khác biệt này.

Đó là những con người rất bình thường, sống khiêm tốn và chẳng mấy khi để xảy ra vấn đề gì. Họ giành cho cộng đồng của mình sự quan tâm nhất định nhưng sự khiêm tốn của họ khiến họ trở nên rất bình dị. Chúng tôi đã từng mua đồ ở cửa hàng của họ và giờ đây thì vào ăn trong nhà hàng của họ.

Đó là một doanh nhân, một chủ nhà hàng ăn uống mà cả thành phố chẳng hề gọi họ bằng bất kỳ một cái tên nào khác ngoài cái tên Fanda.

Cuộc sống của người đàn ông 46 tuổi này khá phức tạp. Từ một đứa trẻ sinh ra và lớn lên trong chiến tranh, ông ta đã phải vật lộn để làm ăn trong một nền văn hóa hoàn toàn khác với những khó khăn về bất đồng ngôn ngữ và nỗi nhớ nhà da diết. Ông ta đã quyết định sống nơi đất khách quê người từ cái nghề cắt gọt kim loại. Nhờ có đức tính cần cù, dẻo dai mà người thợ ấy đã trở thành một doanh nhân thành đạt đang cung cấp cho xã hội những dịch vụ có chất lượng.

Tên cúng cơm của ông ta là Bùi Danh Tý. Thời thơ ấu của Fanda chẳng hề đơn giản. Lúc còn trẻ ông ta sống trên mảnh đất bị quân đội Mỹ chiếm đóng nhiều năm. Cho đến nay ông ta cũng chẳng muốn nhắc lại cái thời ấy làm gì. Ông ta chỉ muốn sống với hiện thực mà nhìn về tương lai.

Vào năm 1986 ông ta cùng với một nhóm học sinh được sang Séc học nghề trên cơ sở Hợp đồng hợp tác văn hóa giưa hai nhà nước Tiệp Khắc và Việt Nam. Nhờ thế ông ta đã trở thành một người thợ có tay nghề cắt gọt kim loại.

Hai mươi năm ở Vlašim

Fanda kể với chúng tôi bằng thứ tiếng Séc mang âm điệu đặc trưng của cộng đồng người Việt rằng ông ta sống ở Vlašim đã được 22 năm. Ban đầu ông ta làm nghề cắt gọt kim loại trong xưởng máy ở Blansko.

Vì người Séc khó phân biệt và khó phát âm được  những cái tên của người Việt Nam nên những người bạn đồng nghiệp bắt đầu gọi ông ta bằng cái tên Fanda. Cái tên ấy đã theo ông ta đến ngày nay đến nỗi ngay cả vợ ông ta cũng gọi ông bằng tên này.

Fanda đã may mắn là một trong số những người cuối cùng sang Tiệp Khắc lúc bấy giờ bởi lẽ Hợp đồng hợp tác giữa hai nước đã kết thúc vào năm 1989.

Fanda kể tiếp là ngay sau cuộc “cách mạng nhung” ở Séc ông ta đã bắt đầu kinh doanh bán hàng vải và giày dép. Điều đó đồng nghĩa với việc với việc ông ta quyết định ở lại Séc lập gia đình và sinh con. Doanh nhân đã bao năm nắng gió bán hàng bâu sau đó chuyển vào kinh doanh cửa hàng còn cho biết thêm là hai đứa con của ông ta còn biết tiếng Séc tốt hơn cả tiếng Việt. Con gái ông ta năm nay đã 15 tuổi còn cậu con trai 9 tuổi.

Khách hàng là thượng đế

Fanda đã sớm hoàn thực hiện được ước mơ của mình. Ông ta là người đầu tiên mở nhà hàng ăn châu Ấ ở Vlašim với nhiều món ăn phong phú mà giá cả lại phải chăng.

Những người đã từng đến nhà hàng ăn này đã quen với khẩu phần ăn và cung cách phục vụ của quán. Ngoài ra họ còn được thưởng thức không chỉ những món ăn châu Á mà còn cả những món ăn Séc.

Chủ nhà hàng còn cho biết là ban đầu ông ta phải vay mượn bạn bè để trang bị cho nhà hàng. Cũng theo lời ông ta thì chẳng có chuyện rửa tiền gì cả bởi lẽ với sự hỗ trợ của bạn bè ông ta cũng chỉ đủ sức trang bị cho nhà hàng một cách giản dị, đúng mục đích. Chẳng có gì là quá hào nhoáng hay sang trọng gì trong nhà hàng này.

Fanda rất tin tưởng vào sự thành công của mình và chẳng hề e ngại có sự cạnh tranh bởi vì theo ông ta thì nhà hàng cung cấp cho khách hàng những thứ mà nơi đây còn thiếu. Ngoài ra nhờ mở nhà hàng Fanda đã tạo được công ăn việc làm cho 5 người Việt Nam khác. Người đàn ông ít nói này mỉm cười và nói thêm là ban đầu mới mở nhà hàng ông ta cũng có những sai lầm nhưng giờ đây ông đã biết mọi việc cần phải hoạt động thế nào cho hợp lý.


Nguồn tin: Vietinfo


Xem tin theo ngày: